Những người Thầy Cô của tôi ở Hà Tiên (Giá Khê Trương Thanh Hùng)

Thầy cô và các bạn thân mến, ngày 20/11 mỗi năm, giới nhà giáo và học sinh chúng ta lại có dịp tưởng nhớ, suy nghĩ về thầy cô và trường lớp, điều nầy không có nghĩa là mọi ngày bình thường khác chúng ta không nhớ đến thầy cô…Thật vậy nhân dịp ngày đặc biệt nầy, chúng ta thường có dịp viết về thầy cô, về trường lớp, có bạn lại qua mạng fb, gởi đến quý thầy cô ở phương xa một cánh thiệp chúc sức khỏe có hình trình bày rất đẹp, hoặc một bó hoa đầy màu sắc rực rở gởi đến cô giáo kính yêu ngày xưa,…mặc dù đó chỉ là một cánh thiệp hay một bó hoa « ảo »…Thời đại mới, thôi thì hãy sống theo phong cách hợp thời hơn, quan trọng là tấm lòng kính yêu thầy cô trong sâu kín của trái tim chúng ta vẫn còn mãi không thay đổi theo thời gian và phong cách mới…

Bạn Giá Khê (Trương Thanh Hùng) cũng không qua thông lệ đó, mặc dù ngày Nhà Giáo đã trôi qua, nhưng dư âm ngày lễ vẫn còn trong lòng bạn và bạn đã dành thời giờ tưởng nhớ và ghi lại trên giấy trắng mực đen, những suy nghĩ và hổi ức về ngày xưa, ngay từ thuở chập chửng vào nhà trường cho đến những ngày bồi hồi sắp sửa rời trường bước vào trường đời đầy thử thách…Có ai có đủ khả năng trí nhớ để nhớ và kể lại từng tên họ thầy cô đã giảng dạy mình qua từng thời gian, có ai có đủ khả năng trí nhớ để viết lại vài mẫu kỷ niệm vui buồn thời đi học,…Có lẽ chỉ có những tâm hồn mang nặng cưu mang về hồi ức thời tuổi trẻ còn trên ghế nhà trường mới có thể viết đầy đủ chi tiết như bạn Giá Khê, mặc dù trong chúng ta, ai cũng có một thời sống một dĩ vãng trường lớp rất phong phú,…Hãy đọc bài viết của bạn Giá Khê, để khơi lại trong mỗi chúng ta một ngôi trường, một lớp học thân yêu ngày xưa và nhất là cũng để trong trái tim sâu kín của chúng ta, nổi bật ra niềm kính yêu, tưởng nhớ những vị thầy cô, đã từng giảng dạy chúng ta ngay từ khi mới bước chân vào một lớp học vốn mang rất nhiều tên gọi theo từng thời kỳ; lớp Chót, lớp Năm, lớp Vỡ Lòng,….cho đến những vị thầy cô đã mang đến cho chúng ta những kiến thức cao hơn, cần thiết cho sự rèn luyện con người và khả năng làm việc ngoài đời sống, những kiến thức toán học, khoa học, sinh ngữ..v..v….(TVM Paris 21/11/2019)

Những người Thầy Cô của tôi ở Hà Tiên (Giá Khê Trương Thanh Hùng)

Hôm nay đã qua “Ngày nhà giáo Việt Nam” (Trước đây là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”), nhưng vẫn viết một số hồi ức về những người Thầy, Cô, những người đã trao truyền cho tôi kiến thức, hướng dẫn tôi về đạo đức, lối sống và nhân cách làm người.

Khi còn nhỏ, gia đình tôi ở Tân Bằng thuộc huyện Thới Bình khu vực U Minh Hạ. Năm đó, tôi mới 5 tuổi được cha mẹ cho vào học lớp “Năm B”, thời đó lớp Năm còn được chia thành Năm B và Năm A, lớp Năm B như là lớp vỡ lòng. Người thầy đầu tiên mà tôi được học là Thầy Luyến, nhưng vì còn nhỏ quá nên tôi không nhớ nhiều kỷ niệm về Thầy, chỉ còn nhớ là Thầy có vóc người thanh mảnh, dáng thư sinh. Năm đó, tôi có một lần trốn học nhưng không bị Thầy phạt hay méc lại với ba má tôi.

Năm 1960, gia đình tôi chuyển về sinh sống ở Tri Tôn, nay là thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất. Tôi vào học lớp Năm A với Cô Hoa, tôi cũng không còn nhớ kỷ niệm nào về Cô, chỉ nhớ năm ấy cô đã khá lớn tuổi có mấy người con trạc tuổi tôi và lớn hơn.

Sau đó tôi học lớp Tư với Cô Thủy. Cô khá đẹp người, hiền lành và mới kết hôn với Thầy Hải. Tôi rất quí Cô Thủy nên học hành rất ngoan ngoãn, khi Cô gõi lên trả bài tôi đều thuộc, nhưng tôi lại rất sợ Thầy Hải vì thấy Thầy quá nghiêm khắc. Những khi Cô Thủy bệnh, Thầy Hải dạy thế là tôi rất sợ, khi Thầy gọi lên trả bài là tôi quên hết bài vỡ dù mình đã thuộc rất kỹ. Qua năm sau, Thầy Hải dạy tôi lớp Ba, có lẽ vì sợ Thầy mà tôi học hành rất đàng hoàng. Trong kỳ thi lớp Ba lên lớp Nhì tôi đậu hạng nhất (cùng với bạn Sử). Năm lớp Nhì tôi học với Thầy Lê Kim Ích, Thầy rất dễ mến, tôi rất quý.

Giữa năm học 1963-1964 gia đình tôi chuyển về Hà Tiên, tôi học lớp Nhì ở trường Tiểu Học Hà Tiên với Thầy Minh, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì Thầy Minh phải đi lính, lớp tôi phải chia ra để học với 2 lớp khác, tôi được học lớp Nhì A với Thầy Hứa Văn Vàng. Thầy Vàng đã lớn tuổi và rất nghiêm khắc. Tôi có khuyết điểm là viết chữ xấu lại có tính cẩu thả, lười biếng. Trong những giờ viết chính tả, Thầy hay ngồi bên cạnh tôi, khi tôi viết chữ không ngay ngắn, không đúng theo khuôn mẫu là Thầy dùng một cây bê bằng các tông vố ngay cho tôi một phát; khi học không thuộc bài thì chủ nhật Thầy bắt về nhà Thầy học chừng nào thuộc mới cho về. Có lẽ nhờ Thầy Vàng mà tôi viết chữ đàng hoàng hơn. Sau này, khi tôi về làm hiệu trưởng trường Tiểu Học Hà Tiên, Thầy đã kêu lại dặn rằng: “Đừng học theo tánh gà què ăn quẩn cối xay” bởi trường tôi lúc đó có vài cô giáo trẻ.

Năm học 1964-1965, tôi học lớp Nhất với Thầy Phan Tấn Hoàng, Thầy Hoàng rất vui tánh, nhưng cũng khá “dữ đòn”, em nào không thuộc bài là bị Thầy thưởng ngay vài roi vô mông, nhờ vậy, học trò lớp Nhất A của Thầy Hoàng được đánh giá khá cao, năm đó thi Đệ Thất, lớp tôi có nhiều người thi đậu hơn các lớp khác. Sau này, quan hệ thân thiết với nhau, Thầy Hoàng có nói với tôi đại ý “Khi làm một việc gì, mình phải sẵn sàng đón nhận kết quả tệ nhất, để khi có kết quả tốt hơn, dù không được như ý thì mình cũng thấy vui”, tôi cho đó là một câu nói chí lý.

Vào lớp Đệ Thất năm 1965 và sau đó là học tiếp các lớp Đệ Lục, Đệ Ngũ, Đệ Tứ (Đệ Tứ Quốc tế), tôi được học với Cô Hà Thị Hồng Loan, Vương Thị Lành, Thầy Phan Văn Xuân, Thầy Trương Minh Hiển là người Hà Tiên và các thầy cô ở nơi khác về dạy gồm Thầy Bùi Văn Cầm, Thầy Nguyễn Phúc Hậu, Thầy Đức Sinh,Thầy Phan Văn Chiếu, Thầy Nguyễn Văn Út, Thầy Nguyễn Văn Nén, Thầy Nguyễn Văn Thành, Thầy Nguyễn Hồng Ẩn. Sang đệ nhị cấp, lớp Đệ Tam, Đệ Nhị có thêm Cô Nguyễn Thị Rớt, Thầy Trần Văn Thuận. Còn nhiều Thầy Cô khác thì hình như không có dạy tôi (như Cô Dương Thị Minh Hoa, Cô Nguyễn Ngọc Oanh, cô Võ Kim Loan, Thầy Huỳnh Văn Xền, Thầy Nguyễn Thanh Liêm. . .). Tất cả các Thầy Cô ở trường Trung học Hà Tiên xưa từ năm 1965 đến 1971 đều để trong lòng tôi sự kính trọng và yêu mến, nhưng có những Thầy Cô làm cho tôi có nhiều ấn tượng, đó là:

Cô Hà Thị Hồng Loan hiền lành dễ mến, Cô Vương Thị Lành dạy Quốc Văn làm cho tôi nhớ mãi những bài thơ cả cổ văn và kim văn như các bài thơ của Nguyễn Khuyến, bà Huyện Thanh Quan, các bài « Khói Trắng » của nhà thơ Kiên Giang, bài « Xóm chợ chiều đông » của Bàng Bá Lân, « Chợ Tết » của Đoàn Văn Cừ. . .

Thầy Nguyễn Phúc Hậu dạy tôi thổi sáo nên đến sau này tôi thổi sáo cũng không tệ lắm.

Thầy Đức Sinh dạy Anh Văn năm Đệ Thất (học ở phòng thí nghiệm), trong giờ học mà Thầy lại dạy các bài hát của đạo Thiên chúa như bài “Đêm Đông” (Không phải bài Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương), bài hang Bethléem mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ.

Thầy Bùi Văn Cầm dạy Vạn vật, Thầy có vẻ hiền lành, vui vẻ, đến năm 1987 tôi ra Qui Nhơn thăm và được Thầy cô đón tiếp rất chu đáo.

Thầy Nguyễn Hồng Ẩn dạy môn Lý Hóa để lại trong tôi tình cảm khá đặc biệt. Tôi vốn là một học sinh kém (kém đều các môn), nhưng không hiểu sao năm học Đệ Tam, trong kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt tôi được điểm cao nhất nên bạn bè bớt chê tôi. Đến khi tôi đi học Sư phạm ở Vĩnh Long, Thầy (lúc đó là hiệu trưởng trường trung học Bình Minh) vào nội trú tìm tôi bảo tôi dạy kèm toán, lý hóa cho 2 đứa em vợ của Thầy, giúp tôi bớt khó khăn trong những ngày học xa nhà.

Thầy Trương Minh Hiển dạy Quốc văn năm Đệ Tứ. Tôi yêu văn chương bắt đầu từ Thầy Hiển. Nhớ có một buổi học, Thầy đọc bài thơ “Thăm động Hương Tích” của Chu Mạnh Trinh, đọc suốt bài thơ với giọng hào sảng và gần như không lấy hơi làm cho tôi và các bạn say mê. Năm đó, không hiểu tôi phạm lỗi gì mà

Thầy bắt tôi vào văn phòng để cho tôi mấy roi mây, tôi nghĩ là mình bị đòn oan, nhưng tôi rất nể trọng Thầy Hiển nên không dám có ý kiến gì. Sau này, tôi và Thầy Hiển rất quí nhau, có khá nhiều ấn tượng (như trong bài viết trước đây về Thầy Hiển).

Thầy Trần Văn Thuận dạy quốc văn năm Đệ Tam (lớp 10) cũng là người truyền thêm cho tôi tình yêu văn chương. Thầy Thuận bị tai nạn gì đó mà một bên mặt (bên phải) bị thẹo, nên khi giảng bài, Thầy thường bước tới rồi bước lui không quay lại để học trò không nhìn thấy thẹo mặt của Thầy. Thầy dạy tác phẩm « Chinh phụ ngâm » rất hay làm cho tôi say mê. Năm đó, Thầy bảo lớp chúng tôi viết thơ hoặc văn để in, Thầy gợi ý nên đặt tên cho tập thơ văn đó là “Lửa Lựu”, lấy hai từ trong câu thơ “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”, nhưng sau đó chúng tôi đặt tên cho tập văn thơ này là “Suối mơ”, tập tác phẩm này in khá đẹp, tiếc rằng hiện nay tôi không còn, không biết bạn bè có ai còn giữ không?.

Còn những Thầy Cô khác, tôi đã có viết và được anh Mãnh đưa lên trang “Trung Học Hà Tiên Xưa” của chúng ta rồi nên không nhắc lại. các bạn nếu thích đọc xin vui lòng tìm lại trên các trang của Blog nhé,…

Lan man nhớ về Trung học Hà Tiên xưa, nhớ Thầy Cô, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin ghi lại ít dòng chia sẻ với Thầy Cô và các bạn đồng học trong những ngày cuối năm.

  21/11/2019 Giá Khê Trương Thanh Hùng

Hai bạn và cũng là anh em, học trò xưa Trương Thanh Hào (trái) và Trương Thanh Hùng (phải) về thăm trường xưa (nay là  trường Trung Học Cơ Sở Đông Hồ 2, điểm số 3 Mạc Tử Hoàng, Hà Tiên). Hình: Trương Thanh Hùng, năm 2017

Tác giả Giá Khê Trương Thanh Hùng (bên phải) đến thăm thầy Phan Văn Xuân (bên trái) nhân ngày Nhà Giáo năm nay 20/11/2019 tại tư gia thầy ở Hà Tiên. Hình: Trương Thanh Hùng.

Trung Học Hà Tiên xưa: Những cuộc hội ngộ sau hơn 40 năm qua

Trung Học Hà Tiên xưa: Những cuộc hội ngộ sau hơn 40 năm qua

Thầy cô và các bạn thân mến, ngày xưa khi thầy cô hay bạn bè chia tay nhau, mỗi người một ngả tìm phương định hướng tùy theo hoàn cảnh mỗi người, muốn liên lạc lại với nhau cũng hơi khó khăn…Ngày xưa chỉ có phương tiện viết thư cho nhau, trong thư ta cho biết tin tức, có khi kèm theo một vài tấm ảnh trên giấy trắng thật sự…Phương tiện liên lạc ít ỏi như vậy nhưng ta vẫn còn được biết tin nhau…Rồi thời gian trôi qua với biết bao biến cố, vì chiến tranh, vì di tản, vì những cuộc đi tìm một chân trời mới để sinh sống, chúng ta hoàn toàn mất tin nhau, có khi hơn cả vài chục năm không ai biết tin của ai…Những người còn ở lại Hà Tiên thì vẫn tiếp tục mưu sinh, đó là những con người rất thân yêu và rất đáng kính trọng…thầy cô, bạn bè còn đó tuy không còn lui tới mái trường Trung Học Hà Tiên ngày xưa nữa, nhưng thầy cô và các bạn đó vẫn là những con người rất can đảm, ngày đêm gắn bó với mảnh đất thân yêu Hà Tiên, xin mượn bài viết nầy để nêu lên tấm lòng ngưởng mộ, kính phục thầy cô và các bạn còn mãi mãi với đất Hà Tiên đó…Một số thầy cô và các bạn khác, hoặc là dời đi sinh sống ở các thành phố, tỉnh thành khác nhưng vẫn còn ở trong nước, một số lại lần lượt ra đi, phần lớn để đoàn tụ gia đình đã lập nghiệp ở các nước ngoài: Mỹ, Canada, Pháp, Úc,…Bây giờ tuy đã xa nhau thật sự hàng ngàn dặm nhưng khoa học và những phương tiện truyền thông hiện đại lại đưa chúng ta đến gần, trong một khoảnh khắc chúng ta có thể trao nhau một vài câu viết, cho nhau xem những tấm ảnh kỷ niệm xưa nay,..Thật là may mắn và huyền diệu thay…Mình thuộc vào thế hệ học sinh trung học Hà Tiên vào những năm 1960-1970…cũng như nhiều bạn khác cùng lứa, đã rời trường từ hơn 40 năm nay, phần lớn là để tiếp tục quá trình học vấn, hoặc đi làm việc, có bạn đi nhập ngủ vì con đường học vấn tạm dừng lại,..cũng có bạn lại không may mắn đã ra đi vĩnh viễn, vì một cơn bệnh ngặt nghèo hay càng không may hơn vì một biến cố giữa biển khơi, đành phơi mình trong lòng biển cả…Chúng ta là những người còn ở lại thế gian nầy, tuy xa cách qua không gian, nhưng may mắn được gần gủi nhau qua những trang Face Book, qua những bài viết nhắc nhau kỷ niệm xưa trên Blog,…Vậy chúng ta hãy xem lại hình ảnh của những cuộc hội ngộ nầy dù sau hơn 40 năm trôi qua, tình thầy cô trò, tình bạn vẫn không phai nhạt, diển tả được trên nét mặt, nụ cười trong những hình ảnh sau đây…..(còn nhiều cuộc hội ngộ khác hình ảnh và tin tức vẫn còn nhiều thiếu sót xin thầy cô và các bạn giúp bổ sung thêm nhé)

Xin thông báo thêm là Thầy Cô và các bạn Trung Học Hà Tiên nếu có những cuộc lần đầu tiên hội ngộ lại sau nhiều năm xa cách nhau, xin gởi hình và nêu rỏ thời gian và nơi chốn gặp lại cho Blog  THHTX để đăng tin bổ sung vào trang nầy nhé, xin căm ơn.

1/ Trần Phi Hùng và cô Trần Diệu Hiền:

1/ Đầu năm 2012, Trần Phi Hùng (ở nước Mỹ) và người anh là bạn Trần Văn Hữu (ở nước Anh) cùng về Việt nam, có về thăm quê Hà Tiên và nhân dịp nầy Trần Phi Hùng (bên phải trong hình) có đến thăm cô Trần Diệu Hiền (bên trái trong hình). Cô Trần Diệu Hiên ngày xưa là giám thị của trường Trung Học Công Lập Hà Tiên trong những năm 60-70. Sau chuyến viếng thăm cô nầy, cô Trần Diệu Hiền mất ngày 29/08/2012, thọ 69 tuổi. (Hình: Trần Phi Hùng)

2/ Trần Học Quang và Trương Thanh Hào:

2/ Trần Học Quang (bên phải) và Trương Thanh Hào (bên trái) gặp lại nhau vào tháng 4 năm 2012 tại Sài Gòn nhân dịp Quang về thăm nhà Viêt Nam.

3/ Trần Văn Mãnh và Trương Thái Minh:

3/ Trương Thái Minh và Trần Văn Mãnh (bạn học cùng lớp) gặp lại tại nhà Minh (Hà Tiên) tháng 6 năm 2012

4/ Trương Thanh Hào và Trần Văn Mãnh:

4/ Trương Thanh Hào và Trần Văn Mãnh gặp lại nhân một chuyến du ngoại của Hào tại Paris  tháng 5/2015

5/ Trương Thanh Hào và thầy cô Nguyễn Hồng Ẩn:

5/ Bạn Trương Thanh Hào nhân một chuyến du hành ở nước Mỹ có ghé lại thăm thầy cô Nguyễn Hồng Ẩn (Connecticut, mùa đông 2013.)

6/ Trương Thanh Hào và Hồ Thị Kim Hoàn, Mai Thị Ngọc Minh, Trang Lệ Thủy:

6/ Nhân một chuyến đi Mỹ kế tiếp (2016) bạn Trương Thanh Hào lại gặp lại các bạn Trung Học Hà Tiên: Phía trên: trái Hồ Thị Kim Hoàn, phải Trương Thanh Hào, phía dưới: trái Mai Thị Ngọc Minh, phải Trang Lệ Thủy

7/ Cô Võ Kim Loan và học trò:

7/ Năm 2016 cô Võ Kim Loan về thăm Việt Nam và hội ngộ cùng các học trò xưa tại Sài Gòn: Trái qua phải: Trương Thanh Hào, Trần Văn Dõng, Trần Phương Nhu, Hoàng Thị Minh Liên, Cô Võ Kim Loan, Lâm Thị Lan, Trần Tuấn Kiệt

8/ Cô Võ Kim Loan và cô Lâm Ngọc Mai:

8/ Cũng trong chuyến về thăm Việt nam nầy (2016) hai trong « Tứ Đại Mỹ Nhân » của trung học Hà Tiên xưa gặp lại tại Sài Gòn: Cô Võ Kim Loan và cô Lâm Ngọc Mai

9/ Cô Võ Kim Loan và thầy Nguyễn Văn Nén và học trò:

9/ Cô Võ Kim Loan về thăm trường Hà Tiên xưa (2016) và gặp thầy Nguyễn Văn Nén cùng một số học trò xưa.

10/ Trương Thanh Hào và Hà Quốc Hưng:

10/ Tháng 5/2016 hai bạn Trương Thanh Hào và Hà Quốc Hưng gặp lại nhau (sau 40 năm) nhân một chuyến đi Los Angeles (Mỹ) của Hào, ngay vừa lúc Hưng vừa mất người vợ thân yêu…

11/ Tiền Ngọc Dung và Hà Quốc Hưng:

11/ Tháng 6/2016 nhân một chuyến đi qua Mỹ (Los Angeles), bạn Tiền Ngọc Dung đã có dịp gặp lại bạn Hà Quốc Hưng, người bạn cùng lớp cùng trường Trung Học Hà Tiên hơn 40 năm xưa.

12/ Trang Thanh Sơn và Trần Văn Mãnh:

12/ Nhân một chuyến du hành Âu Châu (11/2016) Trang Thanh Sơn và Trần Văn Mãnh đã được gặp lại sau hơn 40 năm rời khỏi trường Hà Tiên xưa.

13/ Trang Thanh Sơn và thầy Nguyễn Hồng Ẩn:

13/ Nhân chuyến đi từ Âu Châu trở về Mỹ, bạn Trang Thanh Sơn ghé lại thành phố Stamford tiểu bang Connecticut thăm Thầy (Cô) Nguyễn Hồng Ẩn (11/2016)

14/ Cô Hà Thị Hồng Loan và học trò:

14/ Nhân một dịp tình cờ biết được địa chỉ của cô Hà Thị Hồng Loan, nhóm học trò xưa liền đến thăm cô sau hơn 40 năm rời trường lớp. (Hóc Môn, Sài Gòn 11/2016): Trương Thanh Hào, Trần Tuấn Kiệt, Cô Hà Thị Hồng Loan, Lâm Thị Lan, Lê Phước Dương.

15/ Cô Hà Thị Hồng Loan và Trần Văn Dõng:

15/ Sau hơn 40 năm qua, anh Trần Văn Dõng được gặp lại cô Võ Thị Hồng Loan nhân một chuyến đến nhà thăm cô tại Hóc Môn (Sài Gòn, 11/2016)

16/ Cô Vương Thị Lành và học trò:

16/ Nhân một chuyến về thăm Hà Tiên (2017), cô Vương Thị Lành gặp gở các em học trò xưa: Học trò xưa đến mừng cô Vương Thị Lành về quê Hà Tiên. Trái qua phải: Trần Phương Nhu, Nguyễn Thúy Vân, cô Vương Thị Lành, Nguyễn Nguyệt Hồng, đứng: Trần Hoàng Trang, Cẩm Tiên, Tăng Thị Sáu

17/ Cô Dương Thị Minh Hoa và học trò:

17/ Sau hơn 40 năm rời trường, cô Dương Thị Minh Hoa gặp lại các học trò thân yêu tại Californie (Mỹ): Bùi Văn Sáu, Đỗ Ngọc Giao, Cô Dương Thị Minh Hoa (áo tím), Tạ Văn Ba (phía sau), Trần Kim Mỹ, Hồ Thị Kim Phượng, Thanh (phía sau), Lâm Mỹ Nga, Tiền Ngọc Hương (mang kính đen), Hồ Thị Kim Hoàn, anh Nguyễn Văn Xuân, Mai Phạm, Phù Ngọc Liên, Tô Văn Hạnh (07/2017)

18/ Trang Thanh Sơn và Trương Thanh Hào:

18/ Anh Trang Thanh Sơn và bạn cùng trường là Trương Thanh Hào (Hào học sau anh Sơn hai lớp) hội ngộ tại Sài Gòn sau hơn 40 năm rời trường Hà Tiên (nhân chuyến về thăm Việt Nam của gia đình anh Sơn 08/2017)

19/ Trang Thanh Sơn và Đỗ Mùi:

19/ Anh Trang Thanh Sơn và bạn cùng lớp là Đỗ Mùi hội ngộ tại Hà Tiên sau hơn 40 năm rời trường Hà Tiên (nhân chuyến về thăm Việt Nam của gia đình anh Sơn 08/2017)

20/ Trang Thanh Sơn và Trần Mỹ Quyên:

20/ Anh Trang Thanh Sơn và bạn cùng lớp là Trần Mỹ Quyên hội ngộ tại Hà Tiên sau hơn 40 năm rời trường Hà Tiên (nhân chuyến về thăm Việt Nam của gia đình anh Sơn 08/2017)

21/ Trang Thanh Sơn và Lâm Hữu Quyền:

21/ Anh Trang Thanh Sơn và bạn cùng lớp là Lâm Hữu Quyền hội ngộ tại Hà Tiên sau hơn 40 năm rời trường Hà Tiên (nhân chuyến về thăm Việt Nam của gia đình anh Sơn 08/2017)

22/ Trang Thanh Sơn và Bùi Văn Tư:

22/ Anh Trang Thanh Sơn và bạn cùng lớp là Bùi Văn Tư hội ngộ tại Hà Tiên sau hơn 40 năm rời trường Hà Tiên (nhân chuyến về thăm Việt Nam của gia đình anh Sơn 08/2017)

23/ Trang Thanh Sơn và Trương Trung Cang:

23/ Anh Trang Thanh Sơn và bạn cùng lớp là Trương Trung Cang hội ngộ tại Hà Tiên sau hơn 40 năm rời trường Hà Tiên (nhân chuyến về thăm Việt Nam của gia đình anh Sơn 08/2017)

24/ Trang Thanh Sơn và Trương Thái Minh:

24/ Anh Trang Thanh Sơn và bạn cùng trường là Trương Thái Minh (Minh học sau anh Sơn một lớp) hội ngộ tại Hà Tiên sau hơn 40 năm rời trường Hà Tiên (nhân chuyến về thăm Việt Nam của gia đình anh Sơn 08/2017)

25/ Trang Thanh Sơn và Tăng Kim Sơn:

25/ Anh Trang Thanh Sơn và bạn cùng trường là Tăng Kim Sơn (T. K Sơn học sau anh T.T Sơn hai lớp) hội ngộ tại Hà Tiên sau hơn 40 năm rời trường Hà Tiên (nhân chuyến về thăm Việt Nam của gia đình anh Sơn 08/2017)

26/ Trang Thanh Sơn và các bạn cùng trường:

26/ Hình ảnh tuyệt vời của cuộc hội ngộ tại Hà Tiên bạn học Trung Học Hà Tiên xưa sau hơn 40 năm xa cách: Trang Thanh Sơn, Trương Trung Cang, Trương Thái Minh, Lâm Hữu Quyền, Bùi Văn Tư và Tăng Kim Sơn. (08/2017)

27/ Trần Văn Mãnh và Tiền Ngọc Dung:

27/ Tuy cùng ở nước Pháp nhưng hơn 40 năm qua Tiền Ngọc Dung (giữa) và Trần Văn Mãnh (trái) và bà xã là Nguyễn Ngọc Tiếng (phải) vừa gặp lại nhân một chuyến đi Paris của Dung (09/2017).

28/ Cô Lâm Ngọc Mai và học trò:

28/ Nhân dịp lên Sài Gòn để đưa gia đình Hoàng Thị Minh Liên đi định cư sang Mỹ, các học trò xưa gặp lại cô sau hơn 40 năm xa cách: Hoàng Thị Minh Liên, cô Lâm Ngọc Mai, Dương Mỹ Nữ, Lâm Nguyệt Hồng và Duyên. (02/10/2017)

29/ Trang Thanh Sơn và Tiền Hữu Minh:

29/ Bạn học cùng lớp Trung Học Hà Tiên xưa hội ngộ sau hơn 40 năm tại Californie (Mỹ 10/2017) nhân ngày hội đồng hương Hà Tiên: Trang Thanh Sơn và Tiền Hữu Minh

30/ Trang Thanh Sơn, Tiền Hữu Minh và La Văn Cao:

30/ Bạn học cùng lớp Trung Học Hà Tiên xưa hội ngộ sau hơn 40 năm tại Californie (Mỹ 10/2017) nhân ngày hội đồng hương Hà Tiên: Tiền Hữu Minh, La Văn Cao và Trang Thanh Sơn

31/ Trang Thanh Sơn và Huỳnh Ái Chên:

31/ Bạn học cùng lớp Trung Học Hà Tiên xưa hội ngộ sau hơn 40 năm tại Californie (Mỹ 10/2017) nhân ngày hội đồng hương Hà Tiên: Trang Thanh Sơn và Huỳnh Ái Chên

32/ Lê Ngọc Ngân và Ngô Ngọc Ánh:

32/ Trái: Ngô Ngọc Ánh, phải: Lê Ngọc Ngân. Hai bạn cùng học chung mái trường Trung Học Hà Tiên ngày xưa. Ánh quê ở Tri Tôn, Ngân quê ở Kiên Lương. Tuy cùng học chung dưới mái trường Trung Học Hà Tiên nhưng hai bạn chưa bao giờ gặp nhau thật sự ngoài đời, chỉ là bạn trên fb mà thôi vì cùng là học sinh Trung Học Hà Tiên cả nên làm quen với nhau qua mạng fb. Thế rồi vào tháng 12/2017 tuy mỗi người ở một nơi cách xa nhau trên cùng lục địa Úc Châu hiện nay, (Ánh ở Brisbane, Ngân ở Melbourne) nhân một chuyến đi xem văn nghệ  Thúy Nga By Night, hai bạn gặp gở nhau thật bất ngờ và cũng rất lý thú…

33/ Hoàng Thị Minh Liên và Hồ Thị Kim Hoàn:

33/ Cuối năm 2017 gia đình Hoàng Thị Minh Liên xuất cảnh đi Hoa Kỳ, sau đó là cuộc hội ngộ với gia đình Hồ Thị Kim Hoàn, hai bạn cùng trường Trung Học Hà Tiên xưa: Minh Liên (trái) và Kim Hoàn (phải) đã được gặp lại nhau tháng 12/2017 tại Californie Hoa Kỳ.

34/ Trần Hồng Khanh, Lâm Hữu Dư và thầy Nguyễn Văn Nén:

34/ Cuối năm 2017, anh Trần Hồng Khanh (áo xanh thứ nhì từ phải sang trái) có về thăm nhà Việt Nam và sẳn dịp có anh Lâm Hữu Dư (bìa phải) cũng về thăm nhà, hai anh có dịp gặp lại nhau và được hội ngộ với thầy Nguyễn Văn Nén (thứ ba từ phải sang trái). Thầy trò gặp lại nhau cũng hơn vài chục năm sau khi xa mái trường Trung Học Hà Tiên ngày xưa. Trần Hoàng Trang đứng trên (áo đỏ) cung cấp hình.

35/ Trương Thanh Hào, Hoàng Đức Trung, Hoàng Thu Bình và Hoàng Thanh Liêm:

35/ Nhân một chuyến đi ngao du sơn thũy trên đất nước cờ hoa, bạn Trương Thanh Hào tìm gặp lại những người bạn học thân mến năm xưa của Trường Trung Học Hà Tiên xưa, xa cách nhau cũng đã hơn vài chục năm, nay gặp lại chỉ biết nói: « Em ơi trái đất vẫn tròn, chúng mình 4 đứa vẫn còn gặp nhau..!! »
(Columbus,OHIO, Hoa Kỳ, tháng tư 2018) Trái qua phải: Hoàng Thanh Liêm, Hoàng Thu Bình, Trương Thanh Hào, Hoàng Đức Trung.

36/ Trần Văn Mãnh và Nguyễn Thị Kim Liễu:

36/ Sau hơn 40 năm từ lúc mỗi người rời Hà Tiên, hai bạn học cùng trường Trung Học Hà Tiên xưa và cũng là bạn trong nhóm ca nhạc của thời Trung Học Hà Tiên trong những năm 60-70, Trần Văn Mãnh (trái) và Nguyễn Thị Kim Liễu (phải) đã gặp lại nhau nhân một chuyến đi Paris của gia đình Kim Liễu vào cuối tháng tư năm 2018, mặc dù mỗi người đều định cư trên một tỉnh của nước Pháp (TVM: Paris, NTKL: Nantes) đã hơn 32 năm nay…

37/ Lê Ngọc Ngân và Nguyễn Bích Thủy:

37/ Tuy học chung một trường Trung Học Hà Tiên nhưng Lê Ngọc Ngân (trái) và Nguyễn Bích Thủy (phải) chưa bao giờ gặp nhau thật sự ngoài đời…Nhân một dịp Ngọc Ngân về thăm Việt Nam, hai bạn đã gặp nhau sau hơn 35 năm xa trường Hà Tiên, (tháng 9 năm 2018).

38/ Thái Thanh Liên và Nguyễn Thị Điệp:

 38/ Vừa rồi nhân dịp tìm gặp được fb của Thái Thanh Liên (Thái Thanh Niên), một học sinh Trường Trung Học Hà Tiên ngày xưa, Blog THHTX đã kết hợp lại được tình bạn ngày xưa của Thái Thanh Liên và Nguyễn Thị Điệp, hai bạn là hai thành viên trong nhóm Nguyễn Thị Điệp, Tô Mỵ Nương, Thái Thanh Niên, Mai Thị Ngọc Xuân, Tăng Thu Hồng, Trần Thị Như Liên. Đầu tháng 09/2018, hai bạn ngày xưa Niên và Điệp đã gặp lại tại Minh Lương (nơi Điệp ở) sau hơn 40 năm xa cách…

39/ Lý Cảnh Tiên và Thái Cẩm Hà:

39/ Bạn Lý Cảnh Tiên (đứng giữa) và chị Thái Cẩm Hà (bên phải) chẳng những là hai học sinh kỳ cựu của Trung Học Hà Tiên ngày xưa trong những năm 60-70, mà hai bạn lại còn là bạn láng giềng vì nhà hai bạn đối diện nhau trên đầu con đường Mạc Công Du. Hai bạn Lý Cảnh Tiên và Thái Cẩm Hà gặp lại nhau sau hơn 25 năm xa cách nhân dịp bạn Tiên về thăm Việt Nam vào tháng 9/2018. (Cảnh tại nhà bạn Lý Cảnh Tiên – Hà Tiên, bên trái là Kim, phu nhân bạn Tiên, phía sau là Lý Tòng Hiếu em của bạn Tiên).

40/ Thái Thanh Liễu và thầy Nguyễn Văn Nén:

40/ Đầu tháng ba năm 2019, Thái Thanh Liễu, học trò Trung Học Hà Tiên ngày xưa (ngày xưa nhà gia đình Liễu ở ngay góc đường Phương Thành và Mạc Tử Hoàng, đối diện nhà thờ Hà Tiên) đã trở về Hà Tiên và đã gặp lại thầy Nguyễn Văn Nén sau 46 năm rời xa trường lớp.

41/ Thái Thanh Liễu và Trần Hoàng Trang:

41/ Đầu tháng ba năm 2019, Thái Thanh Liễu, học trò Trung Học Hà Tiên ngày xưa  đã trở về Hà Tiên và đã gặp lại bạn cùng lớp Trần Hoàng Trang sau 46 năm rời xa trường lớp.

42/ Thái Thanh Liễu và Huỳnh Kim Châu:

42/ Đầu tháng ba năm 2019, Thái Thanh Liễu, học trò Trung Học Hà Tiên ngày xưa  đã trở về Hà Tiên và đã gặp lại bạn cùng lớp Huỳnh Kim Châu sau 46 năm rời xa trường lớp.

43/ Thái Thanh Liễu và Trần Quý Nương:

43/ Tháng tư năm 2019, Thái Thanh Liễu, học trò Trung Học Hà Tiên ngày xưa đã trở về Hà Tiên và đã gặp lại bạn cùng lớp Trần Quý Nương sau 46 năm rời xa trường lớp.

44/ Trần Văn Mãnh và thầy cô, bạn học đồng hương Hà Tiên:

 44/ Riêng đối với mình (Trần Văn Mãnh), mình rất vui vì đã thực hiện được chuyến đi Mỹ (California) để tham dự họp mặt Hội Đồng Hương Hà Tiên vào tháng 06/2019, trong dịp nầy mình đã gặp lại quý thầy cô và các bạn cùng lớp, cùng trường Trung Học Hà Tiên sau hơn 40 năm rời trường. Buổi họp mặt hội ngộ nầy được viết lại trong bài viết sau đây: (mời thầy cô và các bạn bấm vào link)

Hội ngộ Trung Học Hà Tiên xưa qua buổi họp Hội Đồng Hương Hà Tiên

45/ Trần Văn Mãnh và Tô Thanh Phượng:

45/ Vào tháng 7/2019, chị Tô Thanh Phượng vốn đã đinh cư ở ngoại ô Paris, nước Pháp từ lâu, nhưng vì không có liên lạc nhau nên không biết tin tức. Sau khi xem qua hình ảnh buổi họp mặt Hội Đồng Hương Hà Tiên vào tháng 06/2019 vừa qua, mình và chị Phượng đã liên lạc được với nhau và như vậy là đã có cuộ hội ngộ « Trung Học Hà Tiên Xưa » với chị Tô Thanh Phượng sau hơn 40 năm xa trường Hà Tiên. Buổi hội ngộ nầy được viết lại qua bài viết sau đây: (mời thầy cô và các bạn bấm vào link)

Hội ngộ Trung Học Hà Tiên xưa với chị Tô Thanh Phượng sau hơn 40 năm

45/ Chị Tô Thanh Phượng và Trần Văn Mãnh hội ngộ sau hơn 40 năm rời trường Trung Học Hà Tiên xưa. (07/2019)

46/ Hoàng Đức Trung và Hồ Thị Kim Hoàn:

46/ Chuyện vui hội ngộ « Trung Học Hà Tiên Xưa », bạn học cùng lớp Hoàng Đức Trung và Hồ Thị Kim Hoàn sau gần 50 năm: Ngày 7/9/2019 vợ chồng Hoàng Đức Trung ở Ohio hội ngộ vợ chồng Nguyễn Kim Hoàn tại nhà Duy Yên ( con gái đầu lòng của Minh Liên) Bakersfield CALIFORNIA .
Trái qua phải: Hoàng Đức Trung, Phạm Thị Loan (phu nhân của Hoàng Đức Trung), Hồ Thị Kim Hoàn và phu quân là anh Xuân.

47/ Trương Thanh Hùng và thầy Trần Văn Thuận:

 47/ Sau khi có bài viết về Thầy Trần Văn Thuận, một vị thầy đã có thời dạy học tại trường Trung Học Hà Tiên ngày xưa trong những năm 1970-1972, hai bạn Trương Thanh Hùng và Trương Thanh Hào có theo địa chỉ thông tin của thầy và đã đến viếng thăm thầy tại TP HCM, đó là một buổi hội ngộ của « Trung Học Hà Tiên Xưa » sau gần 50 năm thầy trò xa cách. sau đây là ghi nhận của bạn Hùng: « Ghé thăm Thầy Trần Văn Thuận vào sáng thứ bảy ngày 22 tháng 2 năm 2020. Thầy đã dạy chúng tôi lớp đệ tam (lớp 10) ở Hà Tiên năm 1970. Hiện thầy rất khỏe và minh mẫn, kể lại nhiều kỷ niệm khi ở Hà Tiên, lại được Thầy tặng khá nhiều tác phẩm của Thầy. Một buổi sáng thật nhiều ý nghĩa. »

47/ Hai bạn Trương Thanh Hùng và Trương Thanh Hào đến viếng thăm thầy Trần Văn Thuận ngày thứ bảy 22/02/2020 sau gần 50 năm thầy trò xa ngôi trường Trung Học Hà Tiên…

48/ Thái Thanh Liên và Trần Tuấn Kiệt:

48/ Tháng 12 năm 2020, nhân một dịp đi dự lễ cưới tại Kiên Giang của con gái của một người em gái (tên là Hoa) của người bạn học cùng lớp là Trần Tuấn Kiệt, bạn Thái Thanh Liên (Thái Thanh Niên) đã gặp lại Trần Tuấn Kiệt, hai người mà 50 năm trước cùng học chung một lớp dưới mái trường Trung Học Công Lập Hà Tiên.

49/ Trần Hồng Khanh và Huỳnh Văn Quang:

49/ Anh Trần Hồng Khanh và anh Huỳnh Văn Quang là hai bậc đàn anh cùng học trường Trung Học Công Lập Hà Tiên trong những năm 60. Hai anh đều hiện định cư ở nước Mỹ. Trong một chuyến đi du lịch vào tháng 11 năm 2021, hai anh đã tình cờ gặp lại nhau tại tiểu bang Florida, nước Mỹ. Đây là bức hình anh chị Trần Hồng Khanh và anh chị Huỳnh Văn Quang chụp hình kỷ niệm khi gặp lại nhau sau hơn 60 năm rời trường Trung Học Hà Tiên. Ngoài ra anh Trần Hồng Khanh còn nhớ là anh và anh Huỳnh Văn Quang đã học chung lớp nhất với nhau khi còn ở trường Tiểu Học. Ngày xưa nhà của hai anh đều cùng ở trên đường Bạch Đằng Hà Tiên.

50/ Lê Ngọc Ngân và Nguyễn Thị Hoa:

50/ Trong tháng 11 năm 2022 có một cuộc hội ngộ giữa hai thế hệ học sinh Trung Học Hà Tiên: Chị Nguyễn Thị Hoa là thế hệ đàn chị đi trước và em gái Lê Ngọc Ngân là thế hệ học sinh trẻ của cùng một ngôi trường Trung Học Hà Tiên, hai chị em đã biết nhau qua fb nhưng chưa hề gặp mặt thực, nay nhân một chuyến đi du ngoạn nhiều nước khởi sự từ Úc Châu, Lê Ngọc Ngân có ghé về Việt Nam và nhín chút thời giờ đến diện kiến chị Hoa Nguyễn tại Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, đó cũng là một cơ duyên tốt đẹp cho hai thế hệ học sinh Trung Học Hà Tiên gần lại nhau và gặp gở, thông cảm nhau. Xin chúc mừng cuộc hội ngộ tốt đẹp nhé…

51/ Vương Ngọc Hường và Trần Văn Mãnh:

Thật là rất bất ngờ và cũng rất thú vị, thầy cô và các bạn mến, thực ra mình (tức là Trần Văn Mãnh) chưa bao giờ gặp cô bạn Vương Ngọc Hường bằng xương bằng thịt trước mặt cả, vì Hường chính là một cựu học sinh của ngôi trương Trung Học Công Lập Hà Tiên ngày xưa trong những năm 70, thời gian mà mình đã rời trường đi học ở Rạch Giá và Cần Thơ. Nhân một dịp đi xem chương trình văn nghệ đầu năm ngày 01/01/2023, tình cờ mình và bạn Vương Ngọc Hường gặp nhau qua sự tự giới thiệu của Ngọc Hường. Cuộc họp mặt rất là thú vị và vẫn được xem như là một cuộc hội ngộ Trung Học Hà Tiên Xưa sau gần 50 năm rời trường lớp. Mình có viết một bài kể lại câu chuyện thú vị nầy trong mục « Hình ảnh sinh hoạt nay » với tựa bài là « Một cuộc hội ngộ bất ngờ và thú vị ngày đầu năm mới », mời thầy cô và các bạn bấm vào link sau đây:

Một cuộc hội ngộ bất ngờ và thú vị ngày đầu năm mới

51/ Vương Ngọc Hường và Trần Văn Mãnh hội ngộ Trung Học Hà Tiên Xưa sau hơn 40 năm rời trường lớp Hà Tiên (01/01/2023)

52/ Nguyễn Thị Kim Liễu và thầy Nguyễn Văn Nén:

52/ Nhân một chuyến về Việt Nam thăm Hà Tiên trong tháng 9/2023 vừa qua, Nguyễn Thị Kim Liễu ngoài việc thăm bà con anh em xa gần trong gia đình hiện đang sinh sống tại Hà Tiên, Kim Liễu có ghé thăm thầy dạy môn Toán và cũng từng là thầy Hiệu Trưởng của trường Trung Học Công Lập Hà Tiên ngày xưa: thầy Nguyễn Văn Nén. Đây là cuộc gặp gở giữa thầy trò sau hơn 40 năm rời xa trường lớp của Hà Tiên. Hiện tại Nguyễn Thị Kim Liễu sống cùng với gia đình ở tỉnh Nantes thuộc nước Pháp.

52/ Nguyễn Thị Kim Liễu đến thăm thầy Nguyễn Văn Nén: từ phải qua trái: Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Kim Liễu, thầy Nguyễn Văn Nén, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Bích Thủy, phía sau là phu quân của Nguyễn Ngọc Ánh.

52/ Chị Nguyễn Thị Hoa và thầy Nguyễn Văn Nén chụp hình kỷ niệm nhân dịp học trò đến thăm thầy trong tháng 9/2023 vừa qua.

53/ Nguyễn Thị KIm Liễu và cô Võ Ngọc Điệp:

53/ Nhân một chuyến về Việt Nam thăm Hà Tiên trong tháng 9/2023 vừa qua, Nguyễn Thị Kim Liễu ngoài việc thăm bà con anh em xa gần trong gia đình hiện đang sinh sống tại Hà Tiên, Kim Liễu có ghé lại chùa Thanh Hòa Tự (Thuận Yên, Hà Tiên) để thăm lại cô giáo Võ Ngọc Điệp, cô Điệp là cô giáo quê ở Hà Tiên và đã từng dạy Kim Liễu lớp nhứt (tức lớp 5 hiện nay) trong thời gian theo học ở trường Tiểu Học cộng đồng Hà Tiên. Hiện tại Nguyễn Thị Kim Liễu sống cùng với gia đình ở tỉnh Nantes thuộc nước Pháp.

53/ Nguyễn Thị Kim Liễu (trái) đến chùa Thanh Hòa Tự (Thuận Yên, Hà Tiên) thăm cô giáo Võ Ngọc Điệp (giữa) năm xưa đã từng dạy Kim Liễu ở lớp nhứt (tức lớp 5 hiện nay) trường Tiểu Học Cộng Đồng Hà Tiên, bên phải là chị Nguyễn Thị Hoa.

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu và các bạn học cùng trường lớp:

54/ Nhân chuyến về thăm gia đình thân thuộc ở Hà Tiên trong tháng 9/2023 vừa qua, Nguyễn Thị KIm Liễu có dịp hội ngộ lại với các bạn cùng trường lớp và ngay cả cùng xóm nhà ở, và với các bạn cùng trong hội Hồng Thập Tự sau hơn 40 năm rời trường Trung Học Hà Tiên xưa. Kim Liễu đã lần lượt gặp lại các bạn: Nguyễn Ngọc Lưu, Thái Ngọc Tâm, Huỳnh Thúy Loan, Nguyễn Ngọc Nữ, Lê Minh Hoàng, Quách Kim Nguyệt, Trần Hoàng Trang, Trần Thị Nghề, Trần Thu Hà, Trần Lệ Hằng, Lý Tòng Hiếu, trong dịp nầy Kim Liễu cũng gặp lại Tăng Thu Hồng và cô Chín Phan Thị Triệu.

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (trái) và bạn cùng trường, cùng trong hội Hồng Thập Tự Hà Tiên và cũng là bạn cùng xóm nhà ở: Nguyễn Ngọc Lưu (phải)

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (trái) và bạn cùng trường, cùng trong hội Hồng Thập Tự Hà Tiên và cũng là người trong vòng thân quyến: Thái Ngọc Tâm.

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (trái) và bạn cùng lớp Huỳnh Thúy Loan (phải)

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (phải) và bạn cùng lớp, ngồi cùng bàn trường Trung Học Hà Tiên xưa Huỳnh Ngọc Nữ (trái)

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (trái) và bạn cùng trường Trung Học Hà Tiên xưa Lê Minh Hoàng (phải)

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (phải) và bạn cùng lớp trường Trung Học Hà Tiên xưa Trần Thu Hà (trái). Trần Thu Hà là em của cô Trần Diệu Hiền, cô Diệu Hiền ngày xưa là thư ký và giám thị của trường Trung Học Công Lập Hà Tiên.

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (trái) và bạn cùng trường Trung Học Hà Tiên xưa Quách Kim Nguyệt (phải)

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (phải) và bạn cùng lớp trường Trung Học Hà Tiên xưa Trần Thị Nghề (trái).

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (phải) và bạn cùng lớp trường Trung Học Hà Tiên xưa Trần Lệ Hằng (trái). Nhà Trần Lệ Hằng ngày xưa ở gần góc đường Tô Châu và Chi Lăng, Hà Tiên.

54/ Nguyễn Thị Kim Liễu (trái) và bạn cùng trường Trung Học Hà Tiên xưa Trần Hoàng Trang (phải).

54/ Cuộc hội ngộ giữa Nguyễn Thị Kim Liễu cùng quý cô, chị, và các bạn học cùng trường Trung Học Hà Tiên xưa sau hơn 40 năm. Từ phải sang trái: Cô Chín Phan Thị Triệu, đứng phía sau là Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Kim Liễu (áo xanh), Nguyễn Bích Thủy (ngồi trước, áo đỏ), chị Nguyễn Thị Hoa, Tăng Thu Hồng (bìa trái).

54/ Cuộc hội ngộ Nguyễn Thị Kim Liễu (trái) và cô Chín Phan Thị Triệu (phải). Hiện cô Chín Triệu đã hơn 90 tuổi.

54/ Cuộc hội ngộ giữa hai người bạn học cùng lớp trường Trung Học Hà Tiên xưa sau hơn 40 năm rời xa trường: Nguyễn Thị Kim Liễu (trái) và Lý Tòng Hiếu (phải).

55/ Phù Ngọc Anh và thầy Nguyễn Văn Nén:

55/ Tháng 11 năm 2023, nhân một chuyến từ Bình An (Kiên Lương) về Hà Tiên có công việc, chị Phù Ngọc Anh đã ghé lại căn nhà đường Chi Lăng, phía Đông Hồ thâm thầy Nguyễn Văn Nén, cuộc hội ngộ rất vui và đầy cảm xúc sau hơn 40 năm thầy trò mới gặp lại nhau.

56/ Trương Thanh Hào và Tô Vĩnh Tuấn:

56/ Hai bạn Trương Thanh Hào và Tô Vĩnh Tuấn đã có dịp gặp lại nhau trước đây ở Sài Gòn gần 10 năm rồi,  sau khi rời trường lớp Trung Học Hà Tiên, tuy nhiên đây là lần gặp nhau mà hai bạn đã ghi lại hình ảnh để làm kỷ niệm và cũng nhân dịp để cho thầy cô và các bạn thấy hình. Trương Thanh Hào và Tô Vĩnh Tuấn là hai bạn học cùng lớp với các bạn: Hồ Thị Kim Hoàn, Trang Lệ Thủy, Lâm Thị Lan (lớp học được mệnh danh là lớp « Đệ Tứ Quốc Tế »).

57/ Trần Văn Dõng và thầy Nguyễn Văn Nén:

57/ Tháng 12 năm 2023, nhân một chuyến từ Sài Gòn về viếng Hà Tiên, anh Trần Văn Dõng đã đến nhà thăm thầy Nguyễn Văn Nén, cuộc hội ngộ thật là vừa vui vừa xúc động vì sau hơn 40 năm rời xa trường lớp thầy trò Trung Học Hà Tiên mới có dịp gặp lại nhau.

58/ Nguyễn Hồng Điệp, Lâm Thị Lan và Trần Phương Nhu:

58/ Cuối tháng 12 năm 2023, các bạn thuộc lớp « Đệ Tứ Quốc Tế » của trường Trung Học Hà Tiên ngày xưa đã có dịp hội ngộ tại Sài Gòn, trong buổi hội ngộ nầy hai bạn Lâm Thị Lan (giữa) và Trần Phương Nhu (bên phải) đã có liên lạc với nhau kể từ sau khi rời trường, riêng bạn Nguyễn Hồng Điệp (bên trái) thì đây là lần đầu tiên Điệp đã gặp lại hai người bạn cùng lớp học (Lan và Nhu) sau khi chia tay trường lớp đã hơn 50 năm nay …(Nguồn hình: Lâm Thị Lan)

 

Thư gởi người cô năm xưa…(Huỳnh Kim Nguyệt)

Thư gởi người cô năm xưa…

Cô kính yêu,

Hôm nay tình cờ em xem bài viết của Anh Mãnh (Patrice Tran) trên trang fb của anh, khi xem bình luận thấy anh « Phong Do » có kèm một video, em xem thì thấy các anh chị vui vẻ, cười đùa khi đến thăm cô…làm em cũng ước gì được một lần đến thăm cô như vậy. Nhưng ước vọng đến thăm cô chỉ là một mơ ước xa vời vợi đối với em, vì cô đang ở phương trời Tây xa thẳm, còn em thì vẫn ở nơi ngày xưa cô đã đến dạy các em đó cô ạ! Hà Tiên quê hương nhỏ bé, ở tận cùng của vùng biên giới xa xôi. Cô ơi tuy quê hương thì nhỏ bé, mà tấm lòng của học trò đối với cô lại rất to lớn, vì luôn nhớ đến cô qua hơn bốn mươi mấy năm chưa được gặp lại cô. Em còn nhớ, khi cô đến Hà Tiên, lúc đó các em ở tuổi 13,14,15, còn cô là một cô giáo trẻ trung xinh đẹp lần đầu tiên đến Hà Tiên dạy học…, khoảng cách Cô – Trò cũng không lớn mấy, để bây giờ nhìn lại tóc cô đã bạc, còn các em tóc cũng hoa râm cô nhỉ! nhưng tình cảm của học trò dành cho cô vẫn mãi mãi như xưa.

Nhớ nhất ở ngôi trường Trung Học Hà Tiên, có bốn cô giáo trẻ đẹp, hàng ngày thướt tha tà áo dài đến trường dạy các em. Cô Mai, cô Loan, cô Oanh, cô Hoa mà cả bốn cô em đều có may mắn được học với các cô. Thưa Cô! trong bài cô viết là cô có dẫn 40 em đi bãi Thuận Yên chơi, la hét…em nhớ không lầm là cô dẫn lớp của tụi em đó cô, vì lúc làm thức ăn mang theo em nhớ là món bún nhâm tôm khô (bún nước kèn), với một nồi chè thưng và bánh mì. Cô trò ta đã chơi đùa rất vui…Thấm thoát đã 40 mấy năm hơn rồi cô. Nếu bây giờ cô có về lại thăm Hà Tiên, ghé nơi ngày xưa chơi đùa đó, bây giờ nơi đó gọi là «Ngã ba cây bàng». Dọc theo bãi biển là hàng thùy dương rũ bóng, trước những ngôi nhà người dân có trồng cây bàng nên rất mát đó cô, và nơi bãi biển ngày xưa đó là quán bán gỏi cá trích đặc sản của Hà Tiên, ngày nay dọc theo bãi biển người ta bán cua ghẹ, ngao sò ôc,  nếu mình mua họ sẽ chế biến cho mình, rồi ngồi trên bờ biển vừa ngắm biển,  vừa thưởng thức hải sản tươi ngon đó cô…Ước gì cô về lại một lần cô nhỉ…

Cô ơi! còn một chuyện ngày xưa em không bao giờ dám kể và dám hỏi cô, nay em xin kể nha cô (vì giờ cô và em tóc đã bạc hết rồi).Thưa Cô! cô vẫn còn nhớ thầy Hồ hả cô? Lúc đó thầy Hồ « trồng cây si » trước nhà cô ở (thầy Hồ ơi! cho em xin lỗi thầy nha). Vì thấy em và Bùi Thị Dung chơi thân với nhau và Dung là chủ nhà cô ở trọ nên thầy Hồ nhờ em đưa một lá thư cho cô. Em sợ cô, nên em cứ đi từ nhà trước của Dung, rồi ra nhà sau nơi cô và cô Oanh soạn bài, đi tới đi lui mãi mà có dám đưa thư cho cô đâu. Qua ngày sau em đưa thư lại cho Dung nhờ Dung đưa cho cô. Cuối cùng Dung có đưa lá thư cho cô không vậy Cô …?

« Bức thư cũ viết cho ai không ngỏ …
Vẫn khép hờ dang dở lúc chiều tan.. »

Cô có biết không chính vì thầy Hồ nhờ em đưa lá thư cho cô, đền bù lại thầy hứa sẽ hát cho cả lớp nghe và thầy đã thực hiện lời hứa đó, thầy vừa đàn vừa ca đó cô..!…em nhớ Thầy hát: « Phố núi cao …phố núi đầy sương…phố núi mây giăng … ». Vậy mà sau nầy rời trường học, bon chen với cuộc sống hằng ngày, thỉnh thoảng ở một nơi nào đó tình cờ em nghe được « giai điệu » mà thầy Hồ hát ngày xưa khiến em chợt chạnh lòng…không biết các thầy cô của mình giờ ra sao và ở đâu nữa…!

Rồi hôm nay nhờ Facebook kết nối được với các anh chị, và em cũng vừa biết được tin cô. Riêng cô Loan em « gặp » hằng ngày trên facebook đó cô.

Thưa cô ! những ngày cô và cô Oanh ở nhà bạn Dung rất là vui há cô, khi được nghĩ giữa giờ học, em và Dung về nhà là gặp cô…Hồi đó phía sau nhà Dung có một lối nhỏ đi thông qua nhà cô Mai. Cô và cô Oanh hay đi lối này qua nhà cô Mai, hai đứa em cũng tháp tùng theo cô qua nhà cô Mai chơi! và không biết cô có còn nhớ em được ăn cơm cùng cô hai lần và lần nào cũng được cô khen…

Một lần tình cờ em và Dung vừa về tới nhà, đúng lúc cô và cô Oanh dọn cơm (Dung thì ăn chung với hai cô) nên cô « bắt » em phải cùng ăn, em vừa ăn vừa hơi rung (vì học trò ngày xưa lễ phép lắm há cô !). Cô nhìn em cười và nói với cô Oanh và Dung là: « Nguyệt trắng quá há!!». Lúc đó em chỉ mỉm cười chớ có dám nói gì đâu (học trò ngoan mà cô), nhưng em thích lắm đó cô, vì mình được cô khen cơ mà (vậy đó mà em tự ngắm trước gương mãi xem em có trắng như lời cô khen không đó cô). Còn một lần nữa, cũng vô tình lại được ăn cơm cùng cô, hôm đó tụi em viết Báo Tường, làm xong về nhà Dung…thì được ăn cơm cùng cô và cô Oanh. Khi ăn, em gắp thức ăn, cô nhìn bàn tay em rồi cô khen: « Bàn tay Nguyệt đẹp quá ». Vâng! đó là kỷ niệm của thuở học trò, cô bé 14,15 tuổi gì đó, được cô giáo minh khen hai lần, thích ghê đấy chứ!! (là con gái mà …!). Vậy đó khi về nhà em cứ nhìn bàn tay mình hoài vì mới biết nó đẹp… Nhưng cô ơi! trãi qua bao năm với cuộc sống bình dị, thời buổi khó khăn ngày xưa, rồi chiến tranh biên giới, phải rời Hà Tiên đến nơi khác sống tạm bợ …đứa học trò mà cô khen trắng và có bàn tay đẹp ngày xưa, nay có còn đẹp, có còn trắng đâu cô. Cuộc sống mưu sinh vất vã đã lấy mất đi vẽ đẹp của tuổi hoa niên rồi cô à! và cô có biết chỉ một lời khen của cô thôi, mà em vẫn mãi nhớ suốt mấy mươi năm rồi đó cô …và có thể đến cuối cuộc đời vẫn nhớ mãi… !

Trái sang phải: Bùi Thị Dung, Huỳnh Kim Nguyệt, Đặng Kim Thu (hình chụp lúc học lớp 10B niên khóa 1974-1975 Trung Học Hà Tiên)

Cô ơi! mãi nhắc chuyện xưa mà em quên cho cô hay, Bùi Thị Dung hiện giờ ở Ba Hòn (chổ mẹ Dung ở ngày xưa đó cô). Dung có một đứa con gái, cuộc sống cũng ổn thưa cô. Qua bốn mươi mấy năm mới biết tin cô, em nhìn cô trong hình…Đâu rồi cô giáo năm xưa hay cười, dáng gầy gầy, tà áo dài, tóc buông lơi xuống bờ vai mà ngày xưa em từng ngưỡng mộ (em ngưỡng mộ hết bốn cô nha !) và ao ước ngày sau sẽ làm cô giáo giống cô. Bây giờ cô lớn tuổi, thì các em cũng xem xem lục tuần,  tóc đã pha sương rồi cô. Cô biết không nhìn trong video thấy các anh chị quây quần bên cô, mà mắt em chợt thấy cay cay….vì đối với em chỉ biết tin và nhìn cô trong hình mà thôi! Có bao giờ được gặp cô như các anh chị đâu cô … Chỉ ước sao cho cô luôn khỏe mạnh và có một lần về lại chốn cũ, để học trò ngày xưa được gặp cô một lần cô nhỉ!

Em kính chúc cô và gia đình cô luôn vui khoẻ hạnh phúc nha cô !

CHÀO CÔ THÂN YÊU! Học trò ngày xưa của cô.

                                                  Huỳnh Kim Nguyệt (Hà Tiên 12/08/2017)

Em xin tặng cô bài thơ về mùa hè của tuổi học trò !
Tiễn Hạ !
Cuối cùng thì hạ cũng ra đi
Bịn rịn buồn thương để làm gì
Cánh phượng lìa cành rơi lã chả
Ve sầu nức nở khóc chia ly
……
Tiễn hạ trời giăng những giọt sầu
Mây buồn xám ngắt suốt đêm thâu
Heo mây khẻ lén luồng song cửa
Lạnh xác ve sầu những sợi ngâu
……
Ta tiễn hạ đi nghe mắt cay
Rượu nồng hạ ủ uống vừa say
Hạ ơi ! Ta nhớ hoa màu nắng
Lưu luyến hồn ta chạnh phút giây
……
Vẩy tay tạm biệt nhớ mùa thương
Màu hoa nhuộm đỏ mấy cung đường
Hoàng hôn hiu hắt hồn ta tím
Tiễn hạ đi rồi tim vấn vương !

Em xin tặng cô bài thơ về áo trắng của tuổi học trò !
Giả từ áo trắng
Áo trắng ngày xưa bay ngập lối
Cho anh ngơ ngẩn mối tình si
Cánh thơ vội vã trao em đó
Có nhớ tình anh thuở học trò
……
Áo trắng ngày xưa vẫn còn bay
Trắng cả hồn tôi sao ngất ngây
Sáng đón chiều đưa anh theo bước
Hoa dại bên đường cũng đắm say
……
Áo trắng đâu rồi áo trắng ơi !
Chiều nay mây quyện gió bên trời
Áo trắng về đâu mùa hạ nhớ
Cho ta ngơ ngẩn bước bên đời
……
Giả từ chiếc áo mến yêu ơi !
Màu áo trinh nguyên đẹp nhất đời
Màu áo nữ sinh duyên thắm đượm
Giờ đây ấp ủ mộng chia phôi !

Huỳnh Kim Nguyệt (kính tặng cô Dương Thị Minh Hoa)

Tác giả bài viết: Huỳnh Kim Nguyệt, học sinh lớp 10B niên khóa 1974-1975 trường Trung Học Hà Tiên

Hình ảnh: Huỳnh Kim Nguyệt

Thăm Cô (Tiền Ngọc Hương)

Thầy Cô và các bạn thân mến, bài viết « Những khuôn mặt thân quen » của Cô Dương Thị Minh Hoa rất thành công và đạt được một « hiệu quả dây chuyền về văn chương », bằng chứng là bạn Tiền Ngọc Hương đã cảm kích bài viết của cô và biến những rung động khi đọc bài của cô thành một bài viết ngắn đầy tình cảm cô trò và còn ngẩu hứng cho ra mười câu thơ luôn với vần « ăm » (âm),…Thầy cô và các bạn cũng nhận thấy là vần nầy nằm trong chử « THĂM »….rất hay và ý nghĩa phải không thầy cô và các bạn… (Trần Văn Mãnh viết lời giới thiệu…)                                          

THĂM CÔ

Thầy cô, các anh chị, cô Minh Hoa và các bạn thân mến!

Hôm nay tình cờ đọc được bài viết của cô Minh Hoa về cuộc hội ngộ cô trò vừa qua, cảm thấy nhớ cô và các bạn vô cùng. Hình ảnh cô giáo sư Minh Hoa trẻ tuổi, mảnh khảnh, dịu dàng cùng đám học trò phá phách dưới mái trường Trung Học Hà Tiên xưa đâu ngờ còn có thể nhìn thấy lại được trong căn nhà xinh xắn của cô sau bao nhiêu năm xa cách? Cô vẫn dịu dàng, vẫn thương yêu chúng em, cô đã chuẩn bị món thịt nướng lá lớp, chè sương sa hột lựu, lại còn mua một quả mít thật to để đãi học trò… Thật thương cô quá!!… người ta nói « Ân sư như từ mẫu » thật không sai chút nào. Mặc dù cô bắt đầu đi dạy lúc còn rất trẻ nên tuổi tác cũng không lớn hơn chúng em nhiều lắm nhưng bọn em lúc nào cũng thương yêu và kính trọng thầy cô như cha mẹ và luôn mong mỏi có cơ hội để gặp gở và thăm viếng (chỉ có là hơi phá phách một chút thôi, phải không thưa cô?).

Hồ Thị Kim Phượng, Lâm Mỹ Nga, Cô Dương Thị Minh Hoa, Tiền Ngọc Hương, Mai Phạm ….với trái mít đã được cắt ra từng miếng đãi học trò…

…, Phù Ngọc Liên, Cô Dương Thị Minh Hoa, Tiền Ngọc Hương, Hồ Thị Kim Hoàn, Hồ Thị Kim Phượng, Lâm Mỹ Nga, Mai Phạm

Cô trò vẫn như ngày nào như không có gì thay đổi, vẫn cười đùa vui vẽ, nhắc lại những chuyện xưa…..rồi cười phá ầm lên… khiến đôi lúc chị Hoàn cũng phải nhắc nhỡ : « Sao các em lớn tiếng thế?! », bọn em rồi thì cũng đành cười thú nhận : « Chắc tại vui quá nên mới như thế đó chị ơi!!. »

Cho dù những câu chuyện vui cứ tiếp tục, tiếp tục…. và như không muốn dừng lại…..nhưng bọn em đã quấy phá cô hơn nửa ngày rồi, nên rất lo đã làm cho cô mệt, cả bọn sau cùng cũng quyết định cùng đứng lên để từ giả….

Về đến nhà em vẫn còn nhớ mãi giọng nói êm đềm của cô, tiếng cười vang vang của các bạn, không khí vui nhộn, ấm cúng, thân thương….nhớ và nhớ thật nhiều…một ngày vui…

Em gửi cô và các bạn những lời thơ ngắn dưới đây để…nhớ…

THĂM CÔ

Xa cách mấy mươi năm,
Bọn em tìm đến thăm
Trong khung cảnh đầm ấm,
Vẫn nghịch phá ầm ầm
Khiến cô phải cười thầm,
Nhìn bọn em cô ngẫm
Học trò cô oái oăm,
Vẫn như thuở mười lăm
Thương cô thì nhiều lắm,
Nhưng vẫn phá khi thăm…

Tiền Ngọc Hương (04/08/2017)

 

 

 

 

Hình ảnh: Tiền Ngọc Hương

Những khuôn mặt thân quen (Cô Dương Thị Minh Hoa)

Thầy Cô và các bạn thân mến, ngày xưa khi còn học trường Tiểu học Hà Tiên, mình còn nhớ thầy Hà Phương Linh dạy lớp tiếp liên của mình có nói một câu rất hay khi một bạn học đem một tấm thiệp Xuân lên tặng thầy: « Ngày sau dù các em có ở những phương trời xa xôi như Paris hay New York thì cũng đừng quên Thầy Cô dạy các em nhé,…. ». Ngày nay dù ở nước Mỹ xa cách trường lớp của Hà Tiên, các bạn cùng Trường của chúng ta vẫn thực hiện lời căn dặn của thầy …Các bạn đã không ngại xa xôi tuy cùng ở nước Mỹ nhưng cũng túi xách lên đường đến thăm cô Dương Thị Minh Hoa và đã may mắn được cô đãi ăn một trái mít rât to lớn…làm cho cả nhóm nhớ lại những trái mít hái trộm của Ông Từ Ngươn trên Lăng Ông Mạc Cửu khi có những giờ vắng tiết học lên núi Lăng chơi…Mời thầy cô và các bạn xem bài cô viết về cuộc viếng thăm nầy nhé,..(Trần Văn Mãnh viết lời giới thiệu)

Những khuôn mặt thân quen…

Một cuộc hội ngộ bất ngờ của thầy trò chúng tôi nhân dịp các em đi đám cưới con của Sáu Bùi. Hơn 40 mươi năm mới gặp lại tôi tưởng rằng đã quên không dể gi nhận ra các em, nhưng không ngờ những khuôn mặt thân quen đó đã nằm sâu trong tiềm thức, tôi nhận ngay được những khuôn mặt quen thuộc không khác gì ngày xưa ngoài những nếp nhăn bị ghi dấu theo thời gian, chỉ có tên là nhớ hơi lộn xộn. Tất cả khoảng 60 tuổi nhưng các em còn rất trẻ, cô rất vui khi các em còn đủ sức la hét không khác gì khi còn học lớp sáu hoặc bảy, ông hàng xóm sát bên nhà tôi người Mỹ họ sống rất trầm lặng với một con chó và một con mèo, tôi nghĩ hôm đó ông ấy rất ngạc nhiên sao nhà tôi hôm nầy dậy sóng, đúng rồi !! sóng thần từ Hà Tiên đã tràn sang Cali.

Một niềm vui tràn ngập mà tôi không thể nào tưởng tượng nổi. Tôi quá cảm xúc, tôi đã hồi hộp từ trước đó mấy ngày trông gặp lại các em, huyết áp tôi lên 160 mmHg tôi cũng hơi lo và em Hạnh cũng lo cho tôi, em cứ hỏi thăm «Cô khoẻ không, cô đừng lo tổ chức gì để tụi em lo hết, cô lo mệt huyết áp lên tụi em tới thăm không gặp được cô», nhưng không ngờ gặp các em vui quá huyết áp tốt hơn bao giờ hết, chỉ hơi mệt thôi.

 Các em có ghé thăm cô mới cảm nhận được tình thầy trò thắm thiết hơn mình nghĩ, các em dễ thương quá, gần sáu mươi tuổi rồi vậy mà gặp lại cô giáo cũ, bạn cũ các em dường như trẻ lại quậy phá nhau la hét ầm ĩ và cũng theo nũng nịu với cô như ngày xưa thật là dễ thương, em nào cũng nói là « em thương cô nhất » làm cô cảm động, cô không ngờ các em thương cô nhiều đến như vậy, câu nói này là một món quà vô giá mà cô sẽ giữ nó đến cuối đời. Các em kể nhau nghe những chuyện ngày xưa qua 40 năm mà còn như mới, không quên một chi tiết nào từ những bức thư tình đến những lá thư hồi âm mà cả lớp cùng viết, làm cả đám cười vui, một niềm vui thật sự. Ông xã của cô lần này bị hạ knock out rồi, anh nhận là anh thua em vì học trò của anh không la lớn bằng học trò của em !!! Các em đến nhà cô chơi rất tự nhiên, xem như nhà của cha mẹ, thích món gì thì đòi món đó, may mắn cô đã chọn được trái mít thật ngon cho các em, cô cố tình chon trái mít lớn hơn trái mít mà Hoàng Thị Mình Liên đã đãi cô Loan, không biết có hơn không? Các em đã mang quà đến cho cô thật nhiều,mặc dù đi máy bay phải đóng gói kỹ lưỡng, phải có một tình cảm gắn bó lắm mới chịu khó như vậy.

Trái mít của Cô Dương Thị Minh Hoa đãi học trò đến thăm cô.

Bùi Văn Sáu, Đỗ Ngọc Giao, Cô Dương Thị Minh Hoa (áo tím), Tạ Văn Ba (phía sau), Trần Kim Mỹ, Hồ Thị Kim Phượng, Thanh (phía sau), Lâm Mỹ Nga, Tiền Ngọc Hương (mang kính đen), Hồ Thị Kim Hoàn, anh Nguyễn Văn Xuân, Mai Phạm, Phù Ngọc Liên, Tô Văn Hạnh

Hồ Thị Kim Phượng, Bùi Văn sáu, Cô Dương Thị Minh Hoa, Bùi Văn Bình, Tiền Ngọc Hương, Lâm Mỹ Nga

Hồ Thị Kim Phượng, Bùi Văn Sáu, Cô Dương Thị Minh Hoa,Tiền Ngọc Hương, Lâm Mỹ Nga, Thanh

Sáu Bùi xách cho cô giỏ quít khi gặp cô vừa cười vừa nói « em hái chỗ đậu xe nè cô », cô tuởng thật nghĩ trong đầu anh chàng nầy vẫn còn phá như hồi lớp sáu lớp bảy, nhưng đến khi em Hạnh nói quít này của Sáu Bùi trồng nè cô, nhà Sáu Bùi trồng nhiều quít lắm cô mới hay là mình bị lừa.

Quả thật dưới mắt cô các em vẫn còn bé nhỏ như hồi xưa và các em vẫn cười nói lung tung như ngày nào, có điều các em lớn biết lo cho cô hơn cứ sợ cô mệt không dám làm phiền. Thuở nhỏ cô có anh em đông mấy anh la hét tới đâu thì cô cũng theo tới đó, thích la nên khi dạy học có điều kiện cô dẫn khoảng 40 em học sinh (cô không nhớ lớp nào) đi ra bãi biển Thuận Yên chơi, có bày trò cho các em la, học sinh chia làm ba nhóm A B C, nhóm A nói, nhóm C nghe và nhóm B ở giữa có nhiệm vụ la, hét như thế nào để nhóm C không nghe được là thắng, rồi cứ đổi phiên nhau các em có dịp la thỏa thích, vui quá, làm gì còn có dịp như vậy nữa.

Đỗ Ngọc Giao, Tạ Văn Ba, Cô Dương Thị Minh Hoa, Tô văn Hạnh, Bùi Văn Sáu

Hồ Thị Kim Phượng, Lâm Mỹ Nga, Cô Dương Thị Minh Hoa, Tiền Ngọc Hương, Mai Phạm ….với trái mít đã được cắt ra từng miếng đãi học trò…

 Cô cảm ơn các em đã đến thăm cô và mang lại cho cô tình thầy trò nồng thắm làm cô vui trong cuối đời còn lại. Cô gửi lời thăm các bạn và tất cả học sinh Hà Tiện xưa, thăm em Tiền Ngoc Dung thường đến nhà trọ cô chơi ngày xưa và thăm Bùi Thị Dung. Cô rất tiếc là huyết áp cô cao nên không đủ sức kết friend đề liên lạc với các em, mong các em hiểu cho cô, lúc nào cô cũng nhớ các em, nhớ Hà Tiện, nhớ Việt Nam thân thương.

Dương Thị Minh Hoa (cựu giáo sư Trường Trung Học Hà Tiên)

Tái bút: Cám ơn Tô Văn Hạnh đã cung cấp chi tiết họ và tên các bạn trong hình.

Hình ảnh: Cô Dương Thị Minh Hoa

Viết về Thầy Cô thân yêu (Lâm Lan)

Viết về Thầy Cô thân yêu

Kính chào thầy cô! Thương chào các bạn gần xa của gia đình Blog THHTX! Dưới mái trường thân thương một thời cắp sách đến trường, Lan nhớ về thầy cô của trường THHTX. Các bạn và Lan đã gần gũi, học hỏi ở những thầy cô này.  Cho Lan thể hiện tình cảm về thầy cô thân thương của mình nhé.

Ngồi buồn nhớ chuyện năm xưa.
Bốn cô con gái vùng miền khác nhau
Gặp nhau trong một ngôi trường
Cùng chung chí hướng dẫn đàn em thơ.
Mai Loan một cặp liền nhau
Hoa Oanh xinh đẹp thanh tao kém gì.

hoa_hongCác bạnTHHTX ơi! Lâm Lan xin giới thiệu 4 cô gái đó: Mai, Loan, Hoa, Oanh, và  2 người thầy được tìm thấy trên fb đã từng dạy dưới mái trườngTHHT.

Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ cũng là thầy. Vừa là chị, vừa là cô giáo. Có rất nhiều kỹ niệm với cô học trò nhỏ ngày xưa của trường THHT

Cô giáo kèm trẻ tại tư gia (Cô LÂM NGỌC MAI)

Năm cánh hoa tròn nhụy điểm vàng.
Phụ nữ yêu kiều một dáng mai
Mình hạt sương «Mai» tên cô ấy

LamNgocMai_4Vừa là cô vừa là chị. Chị có dáng một cô giáo từ khi ngồi ghế nhà trường đã giúp không ít cho cô học trò em một số kiến thức về văn hoá, là chế Hai của Lâm Lan đó các bạn.

Ngày gặp lại chị (Cô VÕ KIM LOAN)

Kim_Loan_Xua_3Thắm thoát bao năm không gặp lại
Bây giờ tao ngộ chị ngày xưa
Mắt nhìn em gái miệng cười tươi
Vòng tay thân ái choàng Lan đó.
Thắm thiết tình thân của chị hiền.

 Màu tím cô yêu (Cô DƯƠNG THỊ MINH HOA)

Lâm Lan nhớ về cô giáo dạy môn vạn vật mà Lan đã học năm lớp 11/A.

DuongThiMinhHoa_XuaCô dịu hiền thật xinh tà áo tím
Mái tóc dài phất phất gió đưa bay
Đôi mắt cô long lanh màu tím biếc
Tím cả sân trường, tím cả trời yêu
Để lòng em nhớ mãi dáng yêu kiều
Nhớ cô nhiều dạy em môn vạn vật.
Trời Hà Tiên tím cả đó cô ơi!

Thương gửi về cô một nhành lan tím hoa_lan

Bí quyết làm đẹp (cô NGUYỄN NGỌC OANH)

Bình minh chim hót trên cành
Giọng cô lảnh lót như là hoạ mi
Tóc dài chấm tận bờ vai
Dáng người mảnh khảnh thướt tha quá chừng

Oanh Đó là cô NGUYỄN NGỌC OANH.

 Đôi mắt cô sáng long lanh, miệng luôn có nụ cười trên môi. Lan ơi! Lan à! Em làm gì đó? Cô ơi ! Cô à! Cô làm gì đó? Lâm Lan thấy cô gọt gọt, đâm đâm. Lan hỏi: Cô làm gì mà ngày ngày đâm đâm những thứ này?( củ nghệ đó bạn). Cô nói: Lan muốn mắt sáng thì sử dụng những thứ này mắt sẽ sáng long lanh đó. Nói thiệt Lan đâu có thời gian mà thực hiện. Các bạn có thích thì làm theo cô tôi đi nhé . Mắt cô tôi rất đẹp sáng long lanh vậy đó.

 

Phương Thành nổi nhớ (thầy NGUYỄN HỒNG ẨN)

Ôi! Thầy Toán Lý mà sao thơ văn tuyệt vời. Đúng người đúng tên. Thầy đừng trách trò làm thơ con cóc nhé Thầy.

thay_nha

Bonjour mon professeur de Français (thầy Nguyễn Phúc Hậu)

Thầy dạy tiếng Pháp
Mắt sáng như sao
Thầy cười phúc «Hậu»
Ngoại ngữ thao luyện
Truyền dạy kiến thức
Môn tiếng nước ngoài
Đó là thầy tôi

Thầy NGUYỄN PHÚC HẬU.
Thầy đẹp trai ngồi ghế số 1.

thay_nphCác bạn ơi! bốn cô, hai thầy. Lan và thêm bạn Dương Văn Hiến vừa nhớ đến 1 cô dạy môn Văn lớp Đệ Thất đó là cô… Có thể bây giờ cô đã quên em, học trò nhiều làm sao cô nhớ hết. Cô giáo em tên VƯƠNG THỊ KIM LÀNH. Tên và người đi đôi như một. Em nhớ hoài tiết học của cô.

« TRỞ RÉT »,  đó là tựa một bài thơ mà cô giáo dạy văn lớp Đệ Thất đã dạy chúng tôi học. Cả Lâm Lan cũng không còn nhớ. Vậy mà có một người bạn ở thật xa khung trời Châu Mỹ,  đi đã gần 40 năm mà vẫn nhớ bài thơ cô dạy. Lan phải cảm phục bộ nhớ IQ của bạn í. Bạn là Dương Văn Hiến ( tên fb là Dương Văn Hiếu). Để nhớ về Cô Lành, Lan xin chia sẻ bài bạn Hiếu học thuộc lòng đến bây giờ cho các bạn mình đọc nhé.

TRỞ RÉT
Trời đang ấm bổng nữa đêm nổi gió,
Rạng ngày ra mây xám kéo vang trời.
Khóm tre già nghiêng ngã lá rơi rơi,
Chuối xơ xác run hoài trong gió lạnh.
Đồng trơ rạ mênh mông và hiu quạnh,
Lũ mục đồng sợ rét chẳng nô chơi.
Chúng tụm nhau đốt lửa khói lên trời,
Da mốc thếch đàn trâu đi uể oải.
Đường khô cứng đón bước chân tê tái,
Của người dân da nẻ xuýt xoa đau.
Vài gái thôn bỏm bẻm miêng nhai trầu,
Cho ấm bụng và hồng lên đôi má.
Mắt long lanh dưới vành khăn mỏ quạ,
Răng hạt huyền cười nói nhả ra hơi.
Hôm nay ai cũng mập đẫy như ai,
Trong không khí thoảng có mùi băng phiến.
Chiều xám ngắt khi đò ngang rời bến,
Cô lái buồn nhìn vắng khách sang sông.
Chợ lèo tèo một buổi chợ chiều đông,
Vội tan sớm trước vầng ô khuất bóng.
Đêm càng xuống gió khuya càng thổi lộng,
Lùa rét vào các nhà lá phên thưa.
Ở giửa nhà những tay cóng xoè hơ,
Bên lửa đỏ bập bùng ôi ấm cúng!
Trong ổ rơm vài cô em sầu mộng,
Cãm lạnh lùng thắm thiá giấc cô miên.

(chép lại theo lời thơ học thuộc lòng do Dương Văn Hiến đọc lại)

duongvanhienDương Văn Hiến ngày nay định cư ở thành phố Floride nước Mỹ (nay Hiến đổi tên mới là Hiếu)

Lan xin giới thiệu thêm hình ảnh ngày xưa thầy cô trường tổ chức đi cắm trại ở hòn Đầm.

cam_trai_hon_damHình đi cắm trại hè ở trên là cô Mai, cô Loan, và thầy Nguyễn Văn Nén nguyên hiệu trưởng trường THHTX và cũng là giáo viên dạy môn toán lớp11/A mà Lan đã học.
Câu kết của Lâm Lan nè các bạn ui! Xin được mãi là thiên thần áo trắng. Để tung tăng chạy nhảy khắp sân trường. Lan có vài dòng chia sẻ cùng các bạn thân thương của một thời cắp sách đến trường. Lâm Lan kính chúc thầy cô và các bạn nhiều sức khoẻ, hạnh phúc, vạn sự cát tường. LamThiLan_DeNhi

 Người viết Lâm Lan  (09/2016)

Hình ảnh: Lâm Lan, Dương Văn Hiến

Tái bút: Về bài thơ « Trở rét » chép lại theo lời đọc của bạn Dương Văn Hiến, mình có truy cứu trên mạng thì biết được tác giả bài thơ đó là nhà thơ Bàng Bá Lân (1912-1988). Có lẻ nguyên văn của thơ thì có đôi chút khác đi, mình tìm không ra nguyên văn bản của bài thơ, chỉ có một đọan đầu như sau:

TRỞ RÉT (Bàng Bá Lân)
Trời đang ấm bỗng nửa đêm trở rét
Rạng ngày ra, mây xám kéo ngang trời
Khóm tre già nghiêng ngả lá rơi rơi
Chuối xơ xác run hoài trong gió lạnh
Đồng trơ rạ mông mênh và hiu quạnh
Lũ mục đồng sợ rét chẳng ham chơi
Chúng tụm nhau đốt lửa khói lên trời
Ai cũng nói hôm nay sao rét thế!

Bạn nào biết được nguyên bản xin cung cấp thêm làm tư liệu văn học nhé. Cám ơn. (Trần Văn Mãnh)

Chuyện một thời áo trắng (Lâm Lan)

                                CHUYỆN MỘT THỜI ÁO TRẮNG

Đầu xuân nhớ Thầy Bạn 11/A. Tiếng pháo hoa rộn ràng làm tim tôi cũng theo nhịp của tiếng pháo hoa: « bum! bùm! bùm! »  Happy New Year 2016. Lâm Lan chúc cả nhà « Trung Học Hà Tiên Xưa » năm mới An Khang Thịnh Vượng.

Thầy Nguyễn Đức Sinh (dạy Anh Văn)

Thầy ôi! Bây giờ Thầy ở đâu rồi! Lâm Lan nhớ lớp 11/A được chia ra 2 nhóm. Môt nhóm  học Anh văn, một nhóm học Pháp văn. Thầy Đức Sinh dạy Anh Văn nên Lâm Lan không được học với Thầy (Lan học Pháp Văn). Nhưng vào dịp Giáng sinh Thầy dạy hát 2 bài thánh ca (Trương Thanh Hùng đã viết trong bài « Tự Bạch »). Lan không học với Thầy, nhưng cũng ngân nga theo bạn lớp Anh Văn cùng hát. Bây giờ duy nhất chỉ nhớ câu : « Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời ». Nhưng những bé này lại chỉnh sửa lại: « Đêm đông lạnh lẽo ĐS ra đời ». Có lẽ các « bé » này có suy nghĩ xem Thầy như một thần tượng của Chúa và có dịp cười vui của tuổi học trò. Nhưng suy nghĩ kỹ lại vậy là « phạm thượng » phải không Thầy ui! Xin Thầy bỏ qua cho các học trò nhỏ ngày xưa của Thầy nhé.

Cô giáo Dương Thị Minh Hoa

DuongThiMinhHoa_Xua

Dáng thanh thanh, người xinh xinh, Cô tôi đó một trong « Tứ Đại Mỹ Nhân » của THHTX. Cô đứng bìa phải trong ảnh (Cô Hoa). Thời gian thắm thoát thoai đưa. Lướt qua cái nhìn lại có lẽ đã được lên chức Ông hay Bà rồi các bạn nhỉ. Lâm Lan không ngoai lệ. Ngồi nhớ lại một thời áo trắng. Những tà áo trắng trong như ngọc Ôi! buổi tan trường sao mắt cay. Hơn 40 năm trôi qua Lan hồi tưởng lại để nhớ Thầy, Cô, nhớ bạn, nhớ Quê hương (Hà Tiên), ngoài ra còn Trăng (Hà Tiên) nuôi lớn tâm hồn của học trò Hà Tiên. Học trò Hà Tiên ôm giữ cả một vầng trăng mà không nơi nào có được. Rất tự hào về quê hương yêu dấu. Ngoài ra còn những món ăn đặc sản của HàTiên mà các bạn trên Blog THHTX đã viết bài ca ngợi như Giang kiên (xôi mặn, xôi ngọt Hà Tiên), Hà Phương Dương (chè hột me…..) Nguyễn Lệ Thuỷ (bún nhâm, bún nước kèn…) và nhiều các món khác nữa….làm Lan nhớ về tuổi học trò thời áo trắng bao nhiêu kỹ niệm nó ùa về. Nhớ Cô giáo xinh đẹp của Lan. Cô có còn nhớ cô học trò lém lĩnh có cái răng khễnh này không Cô? Cô còn nhớ bánh trôi nước nữa. Nhớ ngày nào Cô trò mình làm bánh ấy không? Lan nhớ lại cái gì Cô biết không? Hôm đó Mẹ Lan bảo: « Cô Giáo ơi! Cô Giáo lấy một viên bột ve tròn rồi bỏ vào bếp lửa, Cô sẽ biết mình sinh trai hay gái!!.. ».

Vậy mà đúng lắm phải không Cô (1 hoàng tử ) Cô còn nhớ không? Từ ngày đó đến nay Lan không gặp lại Cô giáo của mình. Qua fb Lan biết Cô có một  » hoàng tử » Lan chúc mừng Cô được như ý hé…

Lop_Hoc_LamLanTranPhuongNhuLan nhớ quê mình dù cách xa 300 km đuòng dài mà cũng ít khi về Hà Tiên. Để nhớ Lan viết vài dòng tâm sự của mình về quê hương yêu dấu.

 Bước tới Hà Tiên bóng xế tà
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
 Lom khom dưới núi nhà chen chút
 Lác đác trên sông những chiếc phà
 Dừng chân ngoảnh lại trời sông nước
 Đất nước quê mình (HT) đẹp thướt tha.

Người bạn cùng trường cùng lớp CHUNG LƯỠNG TÀI

Bạn Chung Lưỡng Tài có lẽ phải là lớp trưởng vừa là nhạc trưởng nữa mới đúng phải không các bạn 11/A.Tài ngồi bàn nhất ở dưới đếm lên. Bạn í rất lí lắc và vui tính nữa, một cây đàn « bàn » hihihi! rất giỏi. Cứ đến ngày tết hay cuối năm lớp của Lâm Lan rất ư là nhộn nhịp ở đầu giờ, ấy là nhờ cây đàn « bàn » của bạn í. Các học trò nhỏ này đòi những chiếc kẹo ngọt ngào của Thầy Cô.Thầy Cô kẹo! Kẹo Thầy Cô. Thích ui là thích. Nhiệt tình nhất là bạn Chung Lưỡng Tài với cây đàn « bàn ». Rất tiếc bây giờ Tài không đọc những dòng chữ kể về bạn. Người bạn Chung Lưỡng Tài nghịch ngợm của thuở nào. Nhưng chao ui! Thầy và Cô hiền lành đáng kính của học trò nhỏ THHTX ơi!  Với những túi kẹo, bánh ngày nào Lâm Lan còn nhớ rất ư là ngọt ngào thưa Thầy Cô ơi!

TranPhuongNhu_Nay (5)Một thời áo trắng của Lâm Lan,….

Một thời áo trắng của Lan, Lan không được tung tăng như bao bạn khác, không được đi vui chơi dù là Hà Tiên thập cảnh nên Lan không có hình ảnh của tuổi học trò. Đến bây giờ giao lưu Blog THHTX và biết được hình ảnh của các bạn ngày xưa và bài thơ của Thầy Nguyễn Phúc Hậu « Hà Tiên trong mơ » Lan mới được tận hưởng cảnh quê mình thơ mộng bạn ui!

Tan trường bước vội Lan về lẹ.
Ấm áp vòng tay của mẹ hiền.
Đoạn văn lộn xộn xin mời bạn
Để nhớ về nhau tuổi học trò.
Giờ đây tứ tán ngàn phương dặm.
Bạn hởi, Thầy ơi, chút nổi niềm.
Bây giờ gặp lại trên BLOG ấy.
Mọi người đoàn tựu mái nhà chung (THHTX)

Năm 2015 sẽ qua. Năm 2016 sẽ đến. Lâm Lan chúc mừng năm mới các bạn gần xa THHTX. An Khang Thịnh Vượng. Lâm Lan

Lam_Lan_DaLatLâm Lan dự hội Hoa Đà Lạt 2015

Hình ảnh: Lâm Lan, Trần Thị Phương Nhu, Nguyễn Phúc Hậu, Trâm Huỳnh

Đôi dòng tâm sự, trả lời thư em (Dương Thị Minh Hoa)

  ĐÔI DÒNG TÂM SỰ ,TRẢ LỜI THƯ EM.

     Đọc qua các dòng chữ của các em trên fb, Cô cảm động quá!! Cô cảm thấy tất cả chúng ta cùng trẻ lại, Cô vẫn nhớ các em vẫn còn nhỏ xíu như ngày nào, qua hình trên fb các em bây giờ lớn quá, Cô không nhận ra đứa nào là đứa nào cả, đừng buồn Cô nha các em. Cô còn nhận ra mặt chữ để viết cho các em là may mắn lắm rồi!!! Các em cứ viết Cô sẽ đọc từ từ, nếu Cô sơ sót không trả lời hết thì xin các em hiểu cho Cô vì Cô không ngồi lâu trước máy vi tính được. Sức khỏe Cô vẫn còn tốt, các chỉ số test nằm trong giới hạn, chỉ có huyết áp lên xuống tùy thích ,không sợ thuốc mà cũng không sợ bác sĩ, nên cái đầu Cô không được khỏe. Cô không quên được những hình ảnh các em còn nhỏ xíu chạy theo nắm tay Cô nũng nịu, nói lung tụng, Cô chỉ cười với các em mà không biết phải trả lời thế nào.

Cô thích giữ mãi những hình ảnh đẹp đó, bây giờ nếu thầy trò mình gặp lại trên đường có lẽ đi luôn mà không chào nhau vì không nhận ra nhau!!!! Thầy thì tóc bạc muối nhiều hơn tiêu, còn trò thì cũng chẳng kém gì, tóc thì tiêu ít hơn muối. Nếu có gặp nhau biết có còn giữ được những hình ảnh đẹp thuở nào!!! Trò thì tuổi mười lăm thật dễ thương, thầy thì tuổi đôi mươi mới chập chững bước chân vào đời, học làm người lớn, hai lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời.
     Có những câu nói chọc quê nhau mà bây giờ trở thành kỷ niệm mang theo hành trang, kỷ niệm!! kỷ niệm!! Hai chữ mà khi nhắc đến làm mọi người rung động.

Tôi còn nhớ không biết em nào đã cho tôi cây sáo trúc, tôi thích lắm, học thổi với hy vọng trở thành học trò của tay sáo nổi tiếng Nguyễn Đình Nghĩa.

Một hôm tôi đứng trước cửa nhà trọ ở Hà Tiện, bác Sáu ở nhà kế bên hỏi tôi « Bộ cô nấu củi ướt sao mà thổi dữ vây !! », cả hai cùng cười và kể từ đó mộng tan thành mây khói!!!

     Cô chỉ dạy các em hai giờ mỗi tuần nên không nhớ hết,mong các em hiểu cho và cứ trách Cô đi, Cô sẽ đọc, như những câu trách nhẹ nhàng dễ thương của Hoàng Thị Minh Liên, Lê Phước Dương và bài thơ cũ năm nào của Hà Quốc Hưng, đã làm Cô xúc động nên viết bài thơ này tặng tất cả các em coi như lời tạ lỗi.

            TRẢ LỜI THƯ EM.
Trách đi em,
Ta sẵn sàng đón nhận.
Vì kẻ đưa đò ,
Không nhớ được khách sang sông!!!

Trách đi em, trách nữa đi em,
Để ta biết,
Em vẫn còn quyến luyến.
Tính thấy trò,
Ngày xưa cũ vẫn đậm đà.
Bài thơ cũ,
Năm 70 em viết.
Gửi cho ta ,
Để nhớ lại ngày xưa.
Ngày thầy trò cùng ngu ngơ khờ dại!!!
Cô Loan đọc, nói rằng « tui không hiểu »
Hiểu làm chi,
Chỉ hai người mới hiểu!!!!

Có những lúc đi chơi biển, đứng bên nầy bờ Thái Bình Dương, Cô nhìn hoài tìm mãi mà không thấy VIỆT NAM bên kia bờ!! Cuộc đời nhiều thay đổi!!! Cuộc đời quá ngắn ngủi, mà chúng ta là những khách lữ hành không có quyền quyết định!!! Thôi thì cứ viết cho nhau những dòng kỷ niệm đẹp nhất, những câu trách hờn dễ thương để tô điểm cuộc đời thêm đẹp, để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời.
Chúc các bạn và các em gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

                         Dương Thị Minh Hoa.

Sau_Oanh_Hoa_Hien_HungTừ trái qua phải: Bùi Văn Sáu, cô Nguyễn Ngọc Oanh, cô Dương Thị Minh Hoa, cô Trần Diệu Hiền, Hà Quốc Hưng, bạn ngồi: Tô Văn Hạnh

Lop_Hoc_LamLanTranPhuongNhuCô Dương Thị Minh Hoa (bìa phải) với đồng nghiệp và học trò,..

Hình ảnh: Võ Kim Loan, Nguyễn Phúc Hậu, Trần Thị Phương Nhu.

Trường Trung Học Hà Tiên, một kỷ niệm khó quên (Dương Thị Minh Hoa)

Thời gian qua nhanh quá hơn 40 năm!! Vậy mà tôi cứ ngỡ như ngày nào.Tôi còn nhớ ngày đầu tiên tôi đến trình diện anh Thành Hiệu trưởng, có ba tôi đi cùng, tôi rất bỡ ngỡ, xa lạ còn hơn ngày đầu tiên « Tôi đi học » mà nhà văn Thanh Tịnh đã ghi lại: « Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ ». Tôi đi học vẫn đi trên con đường quen thuộc,còn con đường đến trường dạy học hoàn toàn xa lạ, tôi trở thành người lớn nhưng thực sự trong tôi vẫn còn rất trẻ con, tôi còn chơi ném lon sữa bò với mấy đứa con nít hàng xóm. Anh Hậu hay anh Chiếu đã cười chọc quê tôi « Bộ cô đi về nhà chồng sao mà xách cái vali lớn quá vậy? ». Thực ra mấy anh cười cũng đúng, cái vali đó chị tôi đã xách về nhà chồng ngày đám cưới, chị cho tôi để mang theo một mớ hành trang vào đời!!! Dù xa lạ nhưng tôi rất vui vì có bạn bè, có các em học sinh, chủ nhật nào thầy trò cũng dắt nhau ra biển, đôi khi mưa lạnh phải đốt lửa sưởi ấm, không giống như những ngày mới qua Mỹ, tôi đã khóc, khóc thật nhiều vì nhớ nhà, nhớ quê tôi Mỷ Tho nằm bên bờ sông Cửu Long đầy tôm cá, nước phù sa tràn bờ vào những ngày trăng sáng. Nhớ Hà Tiên thật nhiều, nhất là những cánh hoa sim mà các em đã hái tặng tôi, những cánh hoa rất đơn sơ màu tím nhạt nhòa, không đẹp như tôi tưởng khi nghe bản nhạc « Những đồi hoa sim » của nhạc sĩ Dzũng Chinh. Nhớ những chùm hoa bằng lăng nở tím một vùng đồi núi chạy dài từ bãi Thuận Yên về tới Hà Tiên. Con đường nằm dọc theo bãi biển quá đẹp. Mỗi lần tựu trường, tôi trở lại Hà Tiên day hoc, đi trên con đường nầy dù đi đường xa hơi mệt nhưng tôi cảm thấy vui lên khi nhìn thấy hàng cây thuỳ dương trên bãi Thuận Yên mà thầy trò tôi đã từng lăn lếch ở đó. Đẹp quá!!! dường như tôi muốn gom hết cảnh đẹp đó vào trong tôi, biển một bên và núi một bên (chứ không phải em một bên như trong bài hát « Biển và em »!!).

Một điều mà sau nầy tôi thấy ngạc nhiên khi về dạy ở các trường ở thành phố Mỷ Tho  rồi Sài Gòn, các em hoc sinh ở Hà Tiên nơi tận cùng đất nước,vậy mà học rất giỏi, thông minh, lanh lợi ,giàu tình cảm, lại ăn mặc đẹp không thua kém gì học sinh ở Sài Gòn.
       Thời gian qua quá nhanh, một khoảng thời gian qua dài để chúng ta chứng kiến bao nhiêu đổi thay, khi rời Hà Tiên mình cứ nghĩ rất đơn giản, một  ngày nào đó sẽ trở lại thăm nhưng rồi ngày qua ngày đến nay chưa có dịp trở lại Hà Tiên!!! Qua những hình ảnh nói về Hà Tiên, Hà Tiên bây giờ thay đổi nhiều quá, có chiếc cầu bắc ngang cửa sông rất đẹp, nơi đó ngày xưa tôi đã cùng các bạn nhảy xuống mò hến, một hình ảnh còn đậm nét trong tôi.
         Tôi hy vọng một ngày nào đó Hà Tiên trở thành khu du lịch nổi tiếng như ở Hawaii, thu hút du khách  khắp thế giới, bãi biển ở Hawaii không đẹp như Hà Tiên, nhưng cách tổ chức ở nơi đây đã làm quyến rũ du khách, nước biển hơi lạnh, không ấm như ở Việt Nam. Việt Nam có bờ biển dài 2200 cây số, có bãi cát dài, bờ biển lại nên thơ, có thể đứng ngắm cảnh làm thơ mà không sợ rơi xuống biển làm mồi cho cá mập ăn vì sóng to và vách đá thẳng đứng như một số bờ biển ở nước Mỷ.
     Cô mới biết được tin của Hà Quốc Hưng rất thành đạt nơi đất Mỷ, xin chúc mừng em, như vậy mới đúng với khả năng của em. Ngày xưa cô và cô Oanh đã tức tối khi nghe tin em thi hỏng, vì em học rất giỏi mà tối ngày cứ thơ thẩn, mơ trăng sao như đi trên mây. Có lẻ khi qua đến Mỷ em đã tỉnh mộng vì bị cuốn vào cơn lốc xoáy của xả hội văn minh!!! Cô xin cám ơn các em đã gởi lời thăm Cô: Jennie Huynh, Nguyen Le Thuy, Hoa Nguyen, Oanh Hamy…..
      Cuối cùng xin chúc các bạn và các em có một cuộc sống hạnh phúc, hạnh phúc trong cuộc sống mà mình hiện có trong tầm tay với, trong bất cứ hoàn cảnh nào, đừng mãi đi tìm hạnh phúc ở một nơi xa xôi nào đó mà quên mất là mình đang có trong hiện tai. Vì Cô đã đi đến cuối cuộc đời, đã đi đến tương lai !!! Nó cũng chỉ là một hiện tại đầy thiếu sót.
                                 Sanjose, ngày 8 tháng 12 năm 2015.

               Dương Thị Minh Hoa cựu giáo sư Trường Trung Học Hà Tiên.

Sau_Oanh_Hoa_Hien_HungCô Dương Thị Minh Hoa (thứ ba từ trái sang), bạn Hà Quốc Hưng (bìa phải)

DuongThiMinhHoaCô Dương Thị Minh Hoa ảnh chụp năm 2013

                             TRƯỜNG TRUNG HỌC HÀ TIÊN MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN.

                       Bao năm qua xa cách,
                       Dù xa tôi vẫn nhớ.
                       Hình ảnh trường Hà Tiên,
                       Dưới chân đồi thoai thoải,
                       Những mái đầu ngây thơ.
                       Dù đi vào dĩ vãng,
                       Vẫn đậm nét trong tôi,
                       Những buổi đầu bỡ ngỡ,
                       Bước chân vào lớp dạy.
                       Thầy trò gần bằng nhau,
                        Bây giờ em đã lớn,
                        Cháu tay bé tay bồng,
                        Mỗi đứa một phương trời!!!
                        Biết ngày nào gặp lại!!!

Dương Thị Minh Hoa

Hình ảnh: Dương Thị Minh Hoa

Tứ Đại Mỹ Nhân

Thầy Cô và các bạn thân mến, sau khi mình rời mái trường Hà Tiên thân yêu đi sang Rạch Giá học lớp Đệ Nhất thì trường trung học Hà Tiên của chúng ta được hân hạnh đón tiếp bốn cô giáo sư trẻ đẹp (được mệnh danh là « Tứ Đại Mỹ Nhân »…)…Thầy Cô và các bạn cũng đoán biết là ai rồi chứ: Cô Lâm Ngọc Mai, cô Võ Kim Loan, cô Nguyễn Ngọc Oanh và cô Dương Thị Minh Hoa,…Trong « Tứ Đại Mỹ Nhân » nầy thì mình có hân hạnh được biết cô (chị) Lâm Ngọc Mai…vì chị Mai là người quen biết Hà Tiên, chị của bạn Lâm Thị Lan (Lan có xuất hiện trong Blog của chúng ta rồi đó…). Nhà cô Lâm Ngọc Mai ở đường Mạc Thiên Tích gần chùa Tam Bảo.

Cô Lâm Ngọc Mai là một học sinh xưa của trường Hà Tiên, mà là học sinh của trường Hà Tiên thì ai cũng biết, nhất là cô Mai là một trong số những học sinh giỏi của lớp,…Có một chi tiết mà mình biết là cô Mai học rất giỏi về hai môn sinh ngữ thời đó (Pháp Văn và Anh văn) vì thế cô Mai là một học trò « cưng » của cô Nguyễn Minh Nguyệt và thầy Bùi Hữu Trí (nói nhỏ không phải « phân bì » nhé,..hồi xưa mình cũng là học trò « cưng » trong lớp của cô Minh Nguyệt đó,…). Cô Mai cũng còn là học trò được thầy Nguyễn Văn Thành yêu mến vì cô học rất giỏi về các môn khoa học: Lý Hóa, Vạn Vật,…

Cô Lâm Ngọc Mai học cùng lớp với các anh: Hứa Nhứt Tâm (Tâm là con của Thầy Hứa Văn Vàng làm giám thị trường Hà Tiên chúng ta), anh Vững, anh Dần, và cũng học cùng lớp với chị Hoa Nguyễn, hai người học chung lớp với nhau từ năm Đệ Thất đến năm Đệ Nhị. sau đó cô Mai sang Rạch Giá học năm Đệ Nhất….(lớp nầy nhiều « mỹ nhân » quá nhé,…). Vậy là cô Mai học trên mình là 3 lớp…

Dưới đây là một vài hình chân dung rất đẹp của cô Lâm Ngọc Mai thời còn học sinh ngày xưa..

LamNgocMai_4 Cô Lâm Ngọc Mai thành tài và ở lại bắt đầu dạy học tại trường xưa Hà Tiên khoảng trên dưới những năm 1969, 1970…Sau đó cô trở thành một thành viên trong Ban Giám Hiệu của trường và khoảng cuối thập niên 70 cô chuyển về Rạch Giá làm sở Giáo Dục và sau đó làm Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Du.

Võ Kim Loan, cô Dương Thị Minh Hoa và cô Nguyễn Ngọc Oanh bắt đầu về trường Hà Tiên dạy cũng khoảng những năm đầu của thập niên 70, đến khoảng 1973, 1974 thì cô Hoa rời trường trước (cô về dạy trường Trung Học Mỹ Tho), kế đó cô Loan cũng rời trường và sau đó là cô Oanh cũng rời khỏi trường Hà Tiên.

Cô Dương Thị Minh Hoa và cô Nguyễn Ngọc Oanh dạy môn Lý Hóa và Vạn Vật.

OanhCô Nguyễn Ngọc Oanh

Cô Nguyễn Ngọc Oanh hình chụp ngày 10/04/1975 trong tiệc cưới của cô Võ Kim Loan.

Kim_Loan_Xua_3Một bức ảnh để giãi thích ý nghĩa 4 chữ « Tứ Đại Mỹ Nhân »: Cô Võ Kim Loan trong buổi đầu dạy học Trung Học Hà Tiên

Sau_Oanh_Hoa_Hien_HungTừ trái sang phải: Bùi Văn Sáu, cô Nguyễn Ngọc Oanh, cô Dương Thị Minh Hoa, cô Trần Diệu Hiền, Hà Quốc Hưng (bạn ngồi Tô Văn Hạnh)

Giao_Hien_Hoa_Oanh_SauTừ trái sang phải: Đổ Ngọc Giao, cô Trần Diệu Hiền, cô Dương Thị Minh Hoa, cô Nguyễn Ngọc Oanh, Bùi Văn Sáu…

LamNgocMai_VoKimLoanCô Lâm Ngọc Mai (nón) và cô Võ Kim Loan

NguyenPhucHau_HT2Hình thầy cô chụp với học trò: hàng cao nhứt phía trên bên bìa phải: Cô Lâm Ngọc Mai (áo dài trắng), cô Dương Thị Minh Hoa (áo dài xám đen), cô Trần Diệu Hiền (áo dài cổ vuông), cô Nguyễn Ngọc Oanh (áo dài trắng)

NguyenPhucHau_HT1Hình thầy cô chụp với học trò. Từ phải sang trái: cô Dương Thị Minh Hoa (áo dài xám đen), cô Nguyễn Ngọc Oanh (áo dài trắng), cô Trần Diệu Hiền (áo dài cổ vuông), Cô Lâm Ngọc Mai (áo dài trắng)

Hiện nay cô Lâm Ngọc Mai về nghỉ hưu và sống tại thành phố HCM, cô Võ Kim Loan định cư tại thành phố Springdale thuộc tiểu bang Arkansas nước Mỹ, cô Dương Thị Minh Hoa sống ở thành phố San Jose California, cô Nguyễn Ngọc Oanh thì hình như cũng định cư ở nước Mỹ nhưng chưa có tin tức cụ thể.

DuongThiMinhHoa_HienTaiCô Dương Thị Minh Hoa hiện tại (nước Mỹ)

LamNgocMai_5Cô Võ Kim Loan và cô Lâm Ngọc Mai

LamNgocMai_7Cô Lâm Ngọc Mai phát biểu trong ngày 20/11/2015 tại buổi họp mặt Thầy Cô giáo trường Nguyễn Du Rạch Giá 

Hình ảnh: Võ Kim Loan, Nguyễn Phúc Hậu, Trâm Huỳnh, Trần Thị Phương Nhu