Học trò trường Tiểu Học Hà Tiên đi thăm cô giáo Nguyễn Ngọc Mai ngày xưa

Thầy cô và các bạn thân mến, nhân dịp khi mình viết bài « Ngôi Trường Tiểu Học Cộng Đồng Hà Tiên qua các giai đoạn thời gian (Trần Văn Mãnh) » mình nhớ lại từng hình ảnh thầy cô đã giảng dạy trong ngôi trường Tiểu Học Hà Tiên thân thương nầy….Ký ức mình chợt thoáng hiện lại hình ảnh một người cô giáo rất có ấn tượng khi còn dạy học ở Hà Tiên trong những năm 60…, đó là cô Nguyễn Ngọc Mai. Vào khoảng đầu tháng 5 vừa rồi mình có nhắn tin trên mạng xả hội fb để nhắc nhở với thầy cô và các bạn ở Hà Tiên, có ai còn nhớ ngày xưa ở trường Tiều Học Hà Tiên có một giáo hình như tên là Cô Mai, cô Mai tu theo chùa nên ăn chay, và trong thời gian dạy học thường khuyên học trò (cùng thế hệ với mình thì có thể nhớ ra cô Mai) nên ăn chay, tu hành, không làm điều gian ác….Cô có mái tóc rất ngắn gần như cạo trọc đầu, và vì theo tu hành nên thái độ của cũng hơi lạ trong trường, có người thích và ái mộ , có người cũng chỉ trích việc đem đạo pháp vào giáo dục của , vậy các bạn và quý thầy các trường Tiểu Học, Trung Học Hà Tiên, có vị nào còn nhớ không, xin cho mình các thông tin, các kỷ niệm về cô Mai nhé, rất cám ơn tất cả. Kết quả việc nhắn tin nầy là có rất nhiều thầy cô và các bạn đã đóng góp thông tin về cô Mai, về đời sống hiện tại của cô sau khi đã rời khỏi ngôi trường Tiều Học Cộng Đồng Hà Tiên. Đặc biệt là có chị Dương Hồng Châu và các bạn Trần Quý Nương, Lâm Thị Lan,..v..v… đã cho tin chính xác về cô Mai. Theo như tin đã nhận được thì Cô Mai khi xưa dạy lớp nhất hay lớp tiếp liên. Ngày xưa trong thời gian đi dạy có lúc ở nhà của Chung Lưỡng Tài (còn gọi là Tài Chung, bạn Chung Lưỡng Tài học chung lớp với anh Trần Văn Dõng),  nhà trên đường đi Thạch Động. Bạn Tài Chung có một người mà Quý Nương cũng gọi bằng ở chung nhà với Tài Chung nên cô Mai của Tài Chung rất gần gủi như người một nhà. Sau này cô Mai không còn dạy ở Hà Tiên nữa. của Tài Chung đi tu rất sớm tu lúc 16 tuổi. Vì tu cho nên đi rất nhiều chùa và đã gặp lại cô Mai ở chùa trên Thành Phổ. Trên 20 năm trước của Tài Chung có dẩn bạn Quý Nương đến thăm cô Mai. Sau này vì của Tài Chung ở tận chùa ở Long Thành nên ít tới lui những chùa ở Thành phố.  NHờ những thông tin mới nầy, các bạn học trò xưa ở trường Tiểu Học Hà Tiên, vì muốn tỏ lòng nhớ ơn cô Mại nên đề nghị tổ chức một ngày đi thăm cô, vì các bạn cũng ở tại Thành Phố Sài Gòn nến đường đi cũng thuận tiện. Bàn qua tính lại, liên lạc thông tin lẫn nhau, sau cùng phái đoàn đi thăm cô có được 4 thành viên: Trần Văn Dõng, Trương Thanh Hùng, Lý Thúy Hà và Trần Quý Nương, trong lúc đó cũng có một số các bạn khác cũng có ý định tháp tùng đi theo nhưng giờ chót vì mỗi người đều có việc riêng trở ngại, một vài bạn ở nước ngoài cũng góp công sức chút ít về phương diện vật chất, rốt cuộc việc đi thăm cô diễn ra vào ngày thứ năm 14/06/2018, công cuộc diễn biến rất tốt đẹp, có chụp hình với cô lưu niệm và trao quà, khi viếng chùa xong, phái đoàn cũng nhận được quà do Sư Bà trụ trì chùa biếu tặng, thật là rất may mắn và rất vui mừng khi thấy học trò Hà Tiên chúng ta tuy thời gian đã qua mấy chục năm nhưng lúc nào cũng tỏ lòng nhớ ơn quý thầy cô đã từng giảng dạy ở mái trường thân thương Hà Tiên …Sau đây là bài tường thuật chuyến đi thăm cô Mai do anh Trần Văn Dõng ký bút, mời thầy cô và các bạn xem nhé…(TVM 15/06/2018)

Ký sự đi thăm cô Nguyễn Ngọc Mai (Trần Văn Dõng)

Hôm nay đoàn đi thăm cô Mai ở Long Thành (Đồng Nai) gồm bốn người : Quý Nương, Thúy Hà, Hùng và Dõng, đoàn lên đường lúc khoảng 8h sáng ngày 14/6/2018 trên một xe 4 chỗ. Khi qua khỏi Thiền Viện Thường Chiếu một chút thì tới chỗ hẹn với cô Mai. Được biết cô ở trọ gần thiền viện, khi gặp được cô thì cô đưa mọi người về chỗ một gia đình quen cô gần chỗ cô ở trọ để cùng nói chuyện xưa ở Hà Tiên lúc cô còn dạy ở đó. Cô nói cô dạy ở trường Tiểu Học Cộng Đồng Hà Tiên từ 1961 đến 1968 (chủ yếu lớp nhất và lớp tiếp liên), sau đó thì về Sài Gòn. Mình và Hùng đã thay mặt đoàn trao cô « món quà nhỏ » của mọi người gởi cô (cả những người ở Hà Tiên lẫn ở nước ngoài và những người có lòng nhưng kẹt chuyện riêng chưa đi được chuyến này thăm cô). Một điều cảm động là hai vợ chồng anh chủ nhà cô mượn chỗ tiếp đãi có lòng chiêu đãi cả đoàn một bửa cơm cả chay lẫn mặn rất tươm tất và cùng ngồi ăn chung với mọi người rất thân mật, nhiệt tình. Bửa ăn cũng diễn ra khá lâu do vừa ăn vừa trò chuyện. Hôm nay cô Mai nói cô mặc áo mới để tiếp đoàn. Cô nói cô nuôi rất nhiều chó, mèo bị bỏ rơi, cô chủ yếu tu tại gia, thường đến các thiền viện, chùa làm công quả. Có tiền ai cho bao nhiêu cô cũng đem giúp người khác như một người vô sản đúng nghĩa. Cô nói tiếng Anh cũng rất dòn! Lúc ở Hà Tiên cô đi dạy xong về ở tịnh xá Ngọc Hồ. Sau bửa ăn đoàn từ giả cô Mai và hai vợ chồng hiếu khách để đến « Thiền Thất Liễu Nguyên » để thăm sư bà là cô của Trần Quý Nương và Chung Tài Chung.

Học trò xưa trường Tiểu Học Hà Tiên đến thăm cô giáo Mai từng dạy học tại Hà Tiên (1961 – 1968). Hàng đứng: Trần Quý Nương, Lý Thúy Hà, Trần Văn Dõng, Trương Thanh Hùng, Người ngồi là cô Nguyễn Ngọc Mai.

Trái sang phải: Trần Văn Dõng, Trương Thanh Hùng, Trần Quý Nương và cô giáo Nguyễn Ngọc Mai.

Trái sang phải: Trần Văn Dõng, Trương Thanh Hùng, Lý Thúy Hà và cô giáo Nguyễn Ngọc Mai.

Trái sang phải: Trần Quý Nương, ngồi giữa là cô Nguyễn Ngọc Mai, Lý Thúy Hà

Sau đây là một clip ngắn về cuộc viếng thăm cô giáo Nguyễn Ngọc Mai tại Long Thành (Đồng Nai) do các bạn học trò xưa Trường Tiểu Học Cộng Đồng Hà Tiên thực hiện: Trương Thanh Hùng, Trần Văn Dõng, Trần Quý Nương và Lý Thúy Hà.

Sau khi từ giả cô Mai và gia đình hai vợ chồng chủ nhà tốt bụng đoàn ghé qua thăm « Thiền Thất Liễu Nguyên » do sư bà Liễu Nguyên là cô của Quý Nương và Tài Chung dựng nên, nằm sát bên Thiền viện Thường Chiếu, tên của thiền thất cũng là pháp danh của sư bà. Thiền thất nhìn qua rất cao to, dài rộng nhưng chỉ có sư bà và một hai ni cô trẻ cư ngụ. Sư bà Liễu Nguyên là người gốc Hà Tiên, tu ở Hà Tiên từ lúc mười mấy tuổi sau đó sư bà lên Sài Gòn tu học tiếp (trước 1975). Sư bà đã có bằng lái xe hơi lúc đó, bây giờ lớn tuổi không lái nữa. Thiền thất rất rộng lớn, dành một phần không gian phía trước bán các sản phẩm chay (tương, chao, tàu hủ ky, bánh trái…) cho phật tử ghé qua. Sư bà tuy tu nhưng rất coi trọng việc tăng trình độ học thức. Bà nuôi một hai ni cô trẻ cùng ở chung, cho ăn học hiện đã lấy bằng cử nhân. Mọi người đàm đạo cùng sư bà hồi lâu và từ giả ra về. Sư bà còn biếu tặng mỗi người trong đoàn một keo chao, một keo tương hột và một quyển sách Phật giáo (ảnh). Đúng là chuyến đi « được ăn, được nói và được…gói đem về ».
Về đến Sài Gòn ông trời tặng cho một trận mưa to nhưng không sao vì đã « trở về tổ ấm ».

                                      Người tường thuật: Trần Văn Dõng Sài Gòn, 15/06/2018

Quang cảnh chùa « Thiền Thất Liễu Nguyên » thuộc xả Phước Thái, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, nơi người cô của Trần Quý Nương và Chung Lưỡng Tài là sư bà trụ trì.

Phái đoàn viếng chùa « Thiền Thất Liễu Nguyên » : trái qua phải: Trần Văn Dõng, Trần Quý Nương (ngồi), Lý Thúy Hà và Sư bà Liễu Nguyên trụ trì chùa.

Trương Thanh Hùng (bìa trái) thành viên trong phái đoàn viếng chùa.

 

 

 

Quà tặng do Sư Bà Liễu Nguyên tặng mỗi người trong phái đoàn: Chao, tương và một quyển sách kinh.

 

 

 

Hình ảnh: Trần Văn Dõng, Trương Thanh Hùng, Trần Quý Nương và Lý Thúy Hà.

TB: Xin mạn phép thay mặt thầy cô và các bạn trong nhóm « Trung Học Hà Tiên Xưa » xin tỏ lòng cám ơn chân thành các bạn Quý Nương, Thúy Hà, Thanh Hùng và anh Hai Dõng cùng tất cả các bạn trong ban tổ chức như Lâm Thị Lan, Trần Tuấn Kiệt, Trương Thanh Hào, Trương Minh Huệ, Tăng Thị Sáu, Nguyễn Thị Điệp,…v..v. . và còn nhiều bạn khác nữa không thể kể hết ra được xin các bạn thứ lỗi nhé,…đã bỏ công sức và thời gian quý báo, tổ chức và một số bạn đã lên đường đến thăm cô Mai, một người cô giáo đã từng dạy học ở Trường Tiểu Học Cộng Đồng Hà Tiên ngày xưa. Xin chúc tất cả luôn an lành vui khỏe. Nhất là bạn Lâm Thị Lan đã bỏ công sức rất nhiều trong việc tổ chức chuyến đi nhưng vì giờ chót không may bị trặc chân nên rất tiếc không đi chung với phái đoàn được…

2 réflexions au sujet de « Học trò trường Tiểu Học Hà Tiên đi thăm cô giáo Nguyễn Ngọc Mai ngày xưa »

Laisser un commentaire